Nhà đầu tư Châu Á rót hàng tỷ USD vào dự án BĐS
Theo Báo cáo mới của Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC), Tập đoàn này đã đầu tư hơn 5,5 tỷ USD vào BĐS kể từ năm 2013. Riêng trong năm 2015, CIC đã bơm hơn 3 tỷ USD vào BĐS nước ngoài.
CIC là nhà đầu tư BĐS toàn cầu lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn này chia sẻ định hướng kinh doanh về lâu dài sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các loại hình tài sản có thể tạo ra lợi nhuận ổn định như BĐS và cơ sở hạ tầng. Hiện CIC đã có hơn 40 khoản đầu tư vào BĐS trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và châu Đại Dương và là một trong những chủ sở hữu tài sản lớn nhất thế giới.
Trong 3 năm trở lại đây, CIC đã đầu tư 5,5 tỷ USD vào BĐS. Riêng trong năm 2015, CIC vừa bơm 3 tỷ USD để đầu tư và thâu tóm các dự án BĐS nước ngoài bao gồm cả việc hợp tác với AEW Châu Âu để mua lại 10 trung tâm mua sắm trên khắp nước Pháp và Bỉ trị giá 1,35 tỷ USD.
Khách sạn Waldorf Astoria tại New York đã được một nhà đầu tư Trung Quốc mua lại vào năm 2015
Cùng với CIC, các nhà đầu tư Châu Á đang chuyển hướng sang đầu tư BĐS toàn cầu. Các tập đoàn châu Á như Adia, GIC, Temasek, KWAP và Australian Future Fund gần đây cũng đã công bố những kế hoạch đầu tư vào các kênh thay thế khác, giữa lúc lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và trái phiếu gặp nhiều khó khăn.
Số liệu từ Ủy ban Quản lý Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc cho thấy các công ty bảo hiểm Trung Quốc hiện đang chuyển dịch cơ cấu vốn hướng về các kênh đầu tư khác kể từ năm 2012, và các khoản đầu tư này chiếm hơn một phần ba tổng tài sản của họ, vượt xa so với đầu tư vào trái phiếu.
Khảo sát cho thấy tỷ trọng phân phối vào các kênh đầu tư thay thế đạt mức kỷ lục là 14% vào cuối năm tài khóa kết thúc ngày 31/ 3, khi mà các quỹ hưu trí bắt đầu chuyển dịch đầu tư sang BĐS, cơ sở hạ tầng và trái phiếu tư nhân để thu về mức lợi nhuận ổn định mà trước đây trái phiếu chính phủ đã từng đem lại. Khi mà mức lãi suất âm vẫn còn làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ Nhật Bản, khảo sát cho thấy gần một nửa số người được phỏng vấn đang thay đổi hoặc cân nhắc lại các chính sách đầu tư của họ.
David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường vốn của JLL toàn cầu cho biết: “Với việc ngày càng có nhiều quốc gia giảm mức lãi suất về gần bằng không hoặc thậm chí âm, các nhà đầu tư tổ chức trên thế giới hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được một mức lợi nhuận ổn định.” Lãi suất cố định đang giảm xuống gần như bằng không. Và ngay cả khi mà bạn muốn đầu tư vào trái phiếu thì hoạt động của các ngân hàng trung ương vẫn đang khiến cho việc mua trái phiếu trở nên khó khăn hơn.
Cùng với đó, dòng tiền đổ vào BĐS toàn cầu mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Ông Green-Morgan cho biết hơn 50% tổng khối lượng giao dịch chỉ diễn ra tại 30 thành phố lớn nhất thế giới. Do đó, các chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất là làm sao để thu hút dòng vốn đầu tư vào các khu vực khác trong vòng 5 đến 10 năm tới, chẳng hạn như đầu tư vào nhà ở cho sinh viên tại Anh, đầu tư vào các thành phố nhỏ hơn tại Mỹ như Austin hay Portland.
Đại diện JLL khẳng định với quan niệm “lãi suất thấp để phát triển bền vững” trên toàn cầu này thì BĐS đã không còn là một kênh đầu tư thay thế mà nó đã trở thành một loại tài sản đầu tư chính thống thu hút các nhà đầu tư châu Á.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet