Nhà đầu tư châu Á đẩy mạnh mua BĐS tại Nhật
Năm 2010, tranh thủ thời cơ khi giá bất động sản ở Nhật tụt xuống trong năm thứ 19 liên tiếp, các nhà đầu tư bất động sản tại châu Á đã nhanh chóng đổ bộ vào nước này.
Rủng rỉnh tiền bạc và không bị tổn thương vì cuộc khủng hoảng tín dụng, các nhà đầu tư châu Á đã đẩy mạnh mua bất động sản tại Nhật trong năm qua. So với giá cả trên trời ở Hồng Kông, Singapore và nhiều khu vực ở Trung Quốc, giá ở Nhật thấp hơn và mức sinh lãi cũng ổn định hơn.
Các công ty và cá nhân châu Á đã thực hiện 18 vụ mua lại địa ốc ở Nhật trong năm nay với giá 372 triệu USD, so với con số 8 vụ được ghi nhận hồi năm ngoái, theo Dealogic (Anh). Trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ chỉ xúc tiến 8 thương vụ trị giá 6 triệu USD và người mua châu Âu chỉ có 1 thương vụ (Những con số này không bao gồm các thương vụ do các quỹ và công ty tư nhân thực hiện).
Nhà đầu tư phương Tây lùi bước
Những quỹ bất động sản của các tổ chức tài chính Morgan Stanley (Mỹ), Deutsche Bank AG (Đức), Goldman Sachs (Mỹ) và Lone Star Funds (Mỹ) đã tranh thủ mua vào các tài sản xấu với giá rẻ trong những năm sau khi bong bóng tài sản tại Nhật bị xì hơi cách đây 20 năm.
Đến năm 2007, giá bất động sản tại Nhật đã hồi phục. Khi đó, chi nhánh bất động sản của Morgan Stanley là một trong những công ty có mức doanh thu cao nhất tại đây. Tuy nhiên, nhiều thương vụ được thực hiện trong thời kỳ tăng giá như thế tại Tokyo hiện gây khổ sở cho Morgan Stanley vì giá trị các tài sản đã tuột dốc.
Khắp nước Nhật, theo cuộc khảo sát của Chính phủ, giá đất thổ cư bình quân giảm 3,4% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6, còn giá đất thương mại giảm 4,6%. Những ngân hàng và quỹ đầu tư phương Tây bị vỡ nợ đã ngừng các hoạt động đầu tư tự doanh kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng và các nhà đầu tư châu Á đã nhanh chóng “xí chỗ”.
Châu Á tiến lên
Raymond Wong, thuộc quỹ tín thác đầu tư địa ốc quản lý 180 bất động sản nhà ở trên khắp nước Nhật Saizen Reit (Singapore), cho biết: “Các nhà đầu tư châu Á không bị ảnh hưởng nhiều trong thời kỳ suy thoái và họ không bị vỡ nợ. Lợi nhuận ở Nhật kiểu gì cũng hấp dẫn và lãi suất cũng khá thấp. Giới đầu tư châu Á có nhiều tiền và họ chỉ nhắm đến Nhật”.
Ben Cha, Tổng Giám đốc của HKR Japan, người đi lại như con thoi giữa Tokyo và Hồng Kông nhằm thành lập các văn phòng địa phương của HKR International Group, một công ty phát triển địa ốc đóng tại Hồng Kông, thì cho biết: “Chúng tôi đã giành được một số vị trí, vốn từng bị các công ty phương Tây chiếm giữ. Đây là xu hướng sẽ tồn tại một thời gian. Chúng tôi có đủ vốn để triển khai”.
Các nhà đầu tư cho biết tỉ lệ thu nhập ròng so với giá trị vốn trên bất động sản nhà ở Tokyo là 4,5-5%, so với chưa đầy 3% ở Hồng Kông. “Mức sinh lãi trên bất động sản nhà ở Nhật rất ổn định. Điều này ngược lại với thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Mức giá ở Nhật tương đối hấp dẫn. Có nhiều rủi ro tại thị trường Trung Quốc và các yếu tố chính sách mà không ai có thể dự đoán”, Cha nói.
Các công ty và cá nhân châu Á đã thực hiện 18 vụ mua lại địa ốc ở Nhật trong năm nay với giá 372 triệu USD, so với con số 8 vụ được ghi nhận hồi năm ngoái, theo Dealogic (Anh). Trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ chỉ xúc tiến 8 thương vụ trị giá 6 triệu USD và người mua châu Âu chỉ có 1 thương vụ (Những con số này không bao gồm các thương vụ do các quỹ và công ty tư nhân thực hiện).
Nhà đầu tư phương Tây lùi bước
Những quỹ bất động sản của các tổ chức tài chính Morgan Stanley (Mỹ), Deutsche Bank AG (Đức), Goldman Sachs (Mỹ) và Lone Star Funds (Mỹ) đã tranh thủ mua vào các tài sản xấu với giá rẻ trong những năm sau khi bong bóng tài sản tại Nhật bị xì hơi cách đây 20 năm.
Đến năm 2007, giá bất động sản tại Nhật đã hồi phục. Khi đó, chi nhánh bất động sản của Morgan Stanley là một trong những công ty có mức doanh thu cao nhất tại đây. Tuy nhiên, nhiều thương vụ được thực hiện trong thời kỳ tăng giá như thế tại Tokyo hiện gây khổ sở cho Morgan Stanley vì giá trị các tài sản đã tuột dốc.
Khắp nước Nhật, theo cuộc khảo sát của Chính phủ, giá đất thổ cư bình quân giảm 3,4% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6, còn giá đất thương mại giảm 4,6%. Những ngân hàng và quỹ đầu tư phương Tây bị vỡ nợ đã ngừng các hoạt động đầu tư tự doanh kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng và các nhà đầu tư châu Á đã nhanh chóng “xí chỗ”.
Châu Á tiến lên
Raymond Wong, thuộc quỹ tín thác đầu tư địa ốc quản lý 180 bất động sản nhà ở trên khắp nước Nhật Saizen Reit (Singapore), cho biết: “Các nhà đầu tư châu Á không bị ảnh hưởng nhiều trong thời kỳ suy thoái và họ không bị vỡ nợ. Lợi nhuận ở Nhật kiểu gì cũng hấp dẫn và lãi suất cũng khá thấp. Giới đầu tư châu Á có nhiều tiền và họ chỉ nhắm đến Nhật”.
Ben Cha, Tổng Giám đốc của HKR Japan, người đi lại như con thoi giữa Tokyo và Hồng Kông nhằm thành lập các văn phòng địa phương của HKR International Group, một công ty phát triển địa ốc đóng tại Hồng Kông, thì cho biết: “Chúng tôi đã giành được một số vị trí, vốn từng bị các công ty phương Tây chiếm giữ. Đây là xu hướng sẽ tồn tại một thời gian. Chúng tôi có đủ vốn để triển khai”.
Các nhà đầu tư cho biết tỉ lệ thu nhập ròng so với giá trị vốn trên bất động sản nhà ở Tokyo là 4,5-5%, so với chưa đầy 3% ở Hồng Kông. “Mức sinh lãi trên bất động sản nhà ở Nhật rất ổn định. Điều này ngược lại với thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Mức giá ở Nhật tương đối hấp dẫn. Có nhiều rủi ro tại thị trường Trung Quốc và các yếu tố chính sách mà không ai có thể dự đoán”, Cha nói.
(Theo NCĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet