Ngắm tổng thể cả đồ án, người ta thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng mà vẫn đầy tiện ích. Giống căn nhà của những “người rừng” văn minh hoà chung với thiên nhiên tinh khiết.
 
  

Khi nạn phá rừng và khai thác tài nguyên ngày càng gia tăng, cây cối muông thú xơ xác dần theo mỗi bước chân con người đi qua. Những khu rừng nguyên sinh cứ mất dần nhường chỗ cho nhà cao tầng và đô thị khói bụi. Có những người phải rời bỏ cuộc sống hiện đại để trốn vào thiên nhiên, và cũng có những “người rừng” ngay trong xã hội hiện đại. Tất cả họ đều lạc lõng ở cả hai nơi họ đến và đi. Vì vậy, ý tưởng thiết kế một đô thị với những căn nhà mang kiến trúc “cộng sinh”, cho dự án quy hoạch tại những khu vực nằm còn thảm thực vật đã ra đời.

  
  
  

Chia sẻ ý tưởng về hình dáng của những căn nhà "một chân" đứng xen kẽ với cây rừng, Konrad Wojcik cho rằng; tập hợp những căn nhà mang kiểu kiến trúc hình cây kỳ lạ này bảo đảm đầy đủ tính bền vững của thiên nhiên, nhưng vẫn không hề lạc lõng với thế giới hiện đại. Dựa trên ý tưởng tạo nên những khối kết cấu và hình dáng mượn từ chính đặc tính của thực vật. Cũng như mượn từ kho tàng văn học châu Âu, trong câu truyện cố tích nổi tiếng nhất các nước Slavơ - “Nàng Vasilisa xinh đẹp” với ngôi nhà "chân gà" ẩn mình trong rừng sâu của mụ phù thuỷ Baba Yaga. Nhìn kỹ quả thực nhà "cây" của Konrad rất giống ngôi nhà rêu mốc biết đi lẫn giữa rừng cây, mà tuổi thơ đứa trẻ con nào cũng từng một lần ngắm đọc.

  
 
  

Về mặt kỹ thuật, khung nhà được thiết kế dạng hình chóp vát như một cây thông. Với tổng diện tích vào khoảng 61,73 m2. Căn phòng rộng nhất có diện tích khiêm tốn khoảng 23m2. Tổng thể căn nhà gồm 3 tầng chính và một tầng phụ chạy theo hình chóp nhưng vẫn đầy đủ công năng với phòng khách, phòng ngủ, phòng để đồ và còn có gác xép nằm phơi nắng và ngắm cảnh thiên nhiên rất thoải mái. Không gian ứng dụng thực tế này có thể dành cho mỗi hộ gia đình 2 đến 4 người. Những tấm lợp năng lượng mặt trời được lắp đặt nguyên một phía “tường” nhằm mục đích tận dụng ánh nắng ban ngày, được sử dụng cho những nhu cầu điện của căn nhà. Đồng thời cũng là phần vách có tác dụng như một trụ chịu lực chính cho các phần dầm treo cả khung nhà.

Nhìn từ xa quang cảnh những căn nhà "cây" này tạo cảm giác như chúng đang lẫn vào khu rừng và trở thành những hàng cây thật sự chứ không còn là căn nhà sắt thép thô cứng nữa. Chính những “hàng cây” này là một thông điệp của nhóm thiết kế về môi trường hiện nay. Với diện tích cho phần chân móng tối thiểu (1 chân trụ) nên không cần phải chặt phá rừng, không phải đào xới và làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên. Mà con người vẫn có thể tạo ra một khu đô thị sinh thái hoàn toàn tự nhiên, vẫn đảm bảo mọi nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống hiện đại.

Thiết kế kiểu nhà này thực sự giữ nguyên vẹn không khí trong lành của tự nhiên, được ngắm cảnh mặt trời mọc lên sau hàng cây, được ngắm nhìn muông thú xung quanh mỗi ngày.. những điều mà ở thành phố hiện đại không thể có được.

Chưa biết khi nào ý tưởng này mới được hiện thực hóa nhưng dù sao nó cũng đem lại hi vọng cho một giải pháp bảo tồn thiên nhiên. Và những “khu rừng” còn hiếm hoi trên thế giới sẽ không bị “buộc” phải chết đi để nhường chỗ cho xã hội hiện đại khô khan.

Ngôi nhà chân gà nổi tiếng của mụ phù thủy Baba Yaga

  

 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME