Nguy cơ "bong bóng" bất động sản tại nhiều nước
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn tăng trưởng yếu, thì các quốc gia đang nổi như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành những "thiên đường" thu hút mạnh giới đầu tư.
Tuy nhiên, có nhiều lo ngại rằng dòng tiền mặt ồ ạt đổ vào các nền kinh tế đang phát triển này có thể làm gia tăng những bất đồng tiền tệ vốn đã rất căng thẳng hiện nay và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo.
Hàng tỷ USD đã được đổ vào thị trường trái phiếu Brazil, bất động sản tại Trung Quốc và chứng khoán Ấn Độ, với hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn những thị trường truyền thống như New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản) và London (Anh).
Viện Tài chính Quốc tế ước tính, khoảng 825 tỷ USD sẽ chảy vào các thị trường đang nổi trong năm nay, tăng 30% so với năm 2009. Rủi ro lớn nhất từ dòng tiền "nóng" này là nó có thể gây ra tình trạng bong bóng bất động sản và tăng giá tiền tệ, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu.
Người đứng đầu Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda đánh giá: "Nếu dòng tiền mặt tiếp tục đổ vào một số thị trường đang phát triển, thì điều này sẽ trở nên rất khó kiểm soát." Tuy nhiên, điều đáng ngại không chỉ nằm ở lượng vốn khổng lồ này, mà còn ở chất lượng đầu tư. Phần lớn dòng tiền "nóng" được dành cho các hoạt động đầu tư ngắn hạn hay cho vay ngân hàng. Vì vậy, nếu bất ngờ xảy ra những biến động tài chính tại các nền kinh tế này, dòng tiền "nóng" có thể đảo chiều bất cứ lúc nào và khi đó "bong bóng" sẽ vỡ.
Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico, Guillermo Ortiz cũng cho rằng, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tìm cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế để gia tăng thanh khoản, lãi suất tại các nước này vẫn ở mức thấp kỷ lục, thì lượng tiền nói trên sẽ đổ sang các nền kinh tế đang nổi có lãi suất cao hơn.
Để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn này, Brazil đã quyết định tăng gấp đôi thuế đánh vào dòng vốn nước ngoài, trong khi Hàn Quốc và Colombia đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài đối với đồng nội tệ bằng cách tăng cường mua vào USD.
Tuy nhiên, theo ông Ortiz, can thiệp của nhà nước không phải là cách hữu hiệu trong dài hạn, mà giải pháp phù hợp nhất là các nước cần thay đổi tinh thần hợp tác.
Hàng tỷ USD đã được đổ vào thị trường trái phiếu Brazil, bất động sản tại Trung Quốc và chứng khoán Ấn Độ, với hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn những thị trường truyền thống như New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản) và London (Anh).
Viện Tài chính Quốc tế ước tính, khoảng 825 tỷ USD sẽ chảy vào các thị trường đang nổi trong năm nay, tăng 30% so với năm 2009. Rủi ro lớn nhất từ dòng tiền "nóng" này là nó có thể gây ra tình trạng bong bóng bất động sản và tăng giá tiền tệ, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu.
Người đứng đầu Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda đánh giá: "Nếu dòng tiền mặt tiếp tục đổ vào một số thị trường đang phát triển, thì điều này sẽ trở nên rất khó kiểm soát." Tuy nhiên, điều đáng ngại không chỉ nằm ở lượng vốn khổng lồ này, mà còn ở chất lượng đầu tư. Phần lớn dòng tiền "nóng" được dành cho các hoạt động đầu tư ngắn hạn hay cho vay ngân hàng. Vì vậy, nếu bất ngờ xảy ra những biến động tài chính tại các nền kinh tế này, dòng tiền "nóng" có thể đảo chiều bất cứ lúc nào và khi đó "bong bóng" sẽ vỡ.
Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico, Guillermo Ortiz cũng cho rằng, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tìm cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế để gia tăng thanh khoản, lãi suất tại các nước này vẫn ở mức thấp kỷ lục, thì lượng tiền nói trên sẽ đổ sang các nền kinh tế đang nổi có lãi suất cao hơn.
Để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn này, Brazil đã quyết định tăng gấp đôi thuế đánh vào dòng vốn nước ngoài, trong khi Hàn Quốc và Colombia đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài đối với đồng nội tệ bằng cách tăng cường mua vào USD.
Tuy nhiên, theo ông Ortiz, can thiệp của nhà nước không phải là cách hữu hiệu trong dài hạn, mà giải pháp phù hợp nhất là các nước cần thay đổi tinh thần hợp tác.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet