Người nghèo Tây Ban Nha đổ xô chiếm dụng biệt thự "hoang"
Khủng hoảng kinh tế lan rộng đang phơi bày những nghịch cảnh khó tưởng tượng tại Tây Ban Nha. Hàng loạt biệt thự hạng sang bỏ trống ở khắp nơi đã khiến nhiều người nghèo đổ xô tới chiếm dụng.
Trong đêm đầu tiên sau khi ông Francisco Rodríguez Flores, 71 tuổi và vợ là Ana López Corral, 67 tuổi bị đuổi ra khỏi căn hộ nhỏ của mình vì chậm trả nợ vay mua nhà, họ đã phải ngủ ở sảnh của tòa nhà. Các con gái họ, cả hai đều thất nghiệp và vẫn sống cùng bố mẹ, thì phải ngủ nhờ trong chiếc xe tải của nhà hàng xóm.
Đó là điều tồi tệ nhất với chúng tôi”, bà Lopez nói. “Mọi người không thể tưởng tượng nổi cảm giác phải ngủ ở sảnh nó ra sao đâu. Đó là câu chuyện bạn không thể chia sẻ bởi ai chưa trải qua thì không thể hiểu hết”.
Giờ thì mọi thứ cũng đã tốt hơn với gia đình ông bà Rodrígueze. Họ là một trong số 36 gia đình được phép ở tạm trong một tòa chung cư hạng sang đã bị bỏ trống suốt 3 năm qua. Ở đó không có điện, nước đã bị cắt và không biết chừng nào cơ quan chức năng sẽ lại đuổi họ đi. Nhưng như bà Lopez nói, dù sao họ cũng không phải ngủ ngoài đường.
Những tháng gần đây số lượng gia đình Tây Ban Nha phải đổi mặt với việc bị đuổi ra đường đang tăng lên chóng mặt với hàng trăm trường hợp mỗi ngày. Vấn đề đã trở nên nhức nhối đến độ thủ tướng Mariano Rajoy phải cam kết sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp mặc dù các biện pháp này vẫn chẳng rõ ràng.
Trong khi một số người có thể ở nhờ nhà bà con thì một số lớn khác, giống như nhà ông bà Rodrígueze, chẳng có lựa chọn nào khác bởi họ hàng của họ cũng chẳng khá hơn. Chính phủ thì hầu như chẳng có hệ thống nhà ở khẩn cấp nào cho các gia đình nghèo.
Với một số người, áp lực đã khiến họ bế tắc. Trong vài tuần gần đây, một người đàn ông 53 tuổi tại Granada đã tự treo cổ chỉ vài giờ trước khi bị buộc phải ra khỏi nhà. Một phụ nữ 53 tuổi tại Bilbao thì nhảy lầu tự tử ngay lúc các nhân viên thi hành án đến gõ cửa.
Vậy nhưng cùng lúc đó, các khu nhà bỏ hoang thậm chí là những “thành phố ma” thuộc đủ loại với số lượng khoảng 2 triệu căn có thể được tìm thấy ở khắp nơi. Các chuyên gia cho biết hiện ngày càng nhiều người bị tịch biên nhà đang vào “ở lậu” tại các khu nhà trống hoặc trở lại chính căn nhà của mình sau khi các nhân viên thực thi pháp luật bỏ đi.
Việc phải đối mặt với một món nợ trả cả đời không hết lại thêm việc bị đưa vào danh sách “đen” khiến họ không thể thuê nhà ở bất kỳ đâu. Đôi khi những người hàng xóm sẽ báo tin này tới cơ quan chức năng, nhưng thường thì họ sẽ không làm vậy. Cuộc sống của những người này là tạm bợ và nơm nớp lo sợ nhưng rất nhiều trong số họ không có lựa chọn nào khác.
Gia đình ông Rodrígueze không thể trả nợ vay mua nhà đúng hạn bởi họ phải phụ giúp các con gái của mình sau khi cả hai cô cùng thất nghiệp trong lúc phải nuôi 3 con nhỏ. Con gái họ không còn lựa chọn nào khác là về sống cùng bố mẹ bởi nhà của họ đã bị tịch biên. “Tôi không thể để các con và cháu mình chết đói”, bà Lopez nói.
Hiện không ai theo dõi số lượng người chiếm dụng nhà bỏ không như gia đình bà Lopez nhưng Rafael Martín Sanz, chủ tịch một công ty bất động sản cho biết việc chiếm dụng này đã trở nên phổ biến tới mức nhiều công ty bất động sản ngại không dám treo biển rao bán khu căn hộ. “Giờ mọi người đều nói đùa rằng một nửa số người đi xem các căn hộ trên thị trường thực ra là đang đi ngắm xem họ sẽ chiếm dụng nhà nào”.
Hầu hết các vụ tịch biên diễn ra êm ả khi các gia đình cảm thấy xấu hổ và phải giao chìa khóa lại cho ngân hàng. Nhưng không ít vụ việc tại các khu dân cư lao động vài tuần gần đây đã biến thành xô xát giữa lực lượng cưỡng chế và người bị xiết nhà.
Tại khu Carabanchel, kế bên thủ đô Madrid, một đám đông đã tụ tập biểu tình ở tầng trệt một tòa nhà và chửi bới một đoàn nhân viên tòa án và ngân hàng, những người đang tìm cách đuổi anh Hernández cùng gia đình ra khỏi nhà. Số lượng người biểu tình còn đông hơn cả cảnh sát.
Năm nay 38 tuổi, Hernández từng làm việc trong ngành xây dựng và đã chấp nhận mua căn nhà với giá 320.000 USD vào thời điểm năm 2006. Nhưng 3 năm sau anh mất việc. Anh nói rằng mình đã thương lượng đượng với ngân hàng để giảm bớt số tiền phải trả trong một thời gian. Nhưng rồi một ngày anh nhận được thư từ ngân hàng thông báo căn hộ đã bị bán đấu giá.
Hiện Hernández và vợ đang nhắm chiếm dụng một căn nhà bỏ không. Anh cho biết nếu không làm được họ sẽ buộc phải ly thân.Vợ anh sẽ về sống với mẹ đẻ, người cũng đang chậm trả nợ ngân hàng và phải nuôi một người con khác. Còn Hernandez sẽ phải sống cùng anh trai cùng với gia đình nhỏ của họ trong một căn phòng vốn thường dùng làm studio.
Cuối cùng thì nhờ cuộc biểu tình, ngân hàng và tòa án cũng chấp thuận hoãn tịch biên nhà của Hernández trong vòng 6 tháng. Dù vậy thì món nợ của anh giờ vẫn còn tới 330.000 USD cả gốc và lãi.
Tại Tây Ban Nha, những khoản vay để mua nhà là nghĩa vụ nợ của cá nhân. Nếu trễ hạn, người vay phải chịu lãi phạt và thêm hàng chục nghìn USD phí tòa án nếu nhà họ bị tịch biên. Ngay cả khi bạn đệ đơn xin phá sản thì cũng không thể thoát bởi luật quy định nợ vay mua nhà không nằm trong diện này.
Ngày càng nhiều người Tây Ban Nha biểu tình vì bị xiết nhà |
Đó là điều tồi tệ nhất với chúng tôi”, bà Lopez nói. “Mọi người không thể tưởng tượng nổi cảm giác phải ngủ ở sảnh nó ra sao đâu. Đó là câu chuyện bạn không thể chia sẻ bởi ai chưa trải qua thì không thể hiểu hết”.
Giờ thì mọi thứ cũng đã tốt hơn với gia đình ông bà Rodrígueze. Họ là một trong số 36 gia đình được phép ở tạm trong một tòa chung cư hạng sang đã bị bỏ trống suốt 3 năm qua. Ở đó không có điện, nước đã bị cắt và không biết chừng nào cơ quan chức năng sẽ lại đuổi họ đi. Nhưng như bà Lopez nói, dù sao họ cũng không phải ngủ ngoài đường.
Những tháng gần đây số lượng gia đình Tây Ban Nha phải đổi mặt với việc bị đuổi ra đường đang tăng lên chóng mặt với hàng trăm trường hợp mỗi ngày. Vấn đề đã trở nên nhức nhối đến độ thủ tướng Mariano Rajoy phải cam kết sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp mặc dù các biện pháp này vẫn chẳng rõ ràng.
Trong khi một số người có thể ở nhờ nhà bà con thì một số lớn khác, giống như nhà ông bà Rodrígueze, chẳng có lựa chọn nào khác bởi họ hàng của họ cũng chẳng khá hơn. Chính phủ thì hầu như chẳng có hệ thống nhà ở khẩn cấp nào cho các gia đình nghèo.
Với một số người, áp lực đã khiến họ bế tắc. Trong vài tuần gần đây, một người đàn ông 53 tuổi tại Granada đã tự treo cổ chỉ vài giờ trước khi bị buộc phải ra khỏi nhà. Một phụ nữ 53 tuổi tại Bilbao thì nhảy lầu tự tử ngay lúc các nhân viên thi hành án đến gõ cửa.
Vậy nhưng cùng lúc đó, các khu nhà bỏ hoang thậm chí là những “thành phố ma” thuộc đủ loại với số lượng khoảng 2 triệu căn có thể được tìm thấy ở khắp nơi. Các chuyên gia cho biết hiện ngày càng nhiều người bị tịch biên nhà đang vào “ở lậu” tại các khu nhà trống hoặc trở lại chính căn nhà của mình sau khi các nhân viên thực thi pháp luật bỏ đi.
Việc phải đối mặt với một món nợ trả cả đời không hết lại thêm việc bị đưa vào danh sách “đen” khiến họ không thể thuê nhà ở bất kỳ đâu. Đôi khi những người hàng xóm sẽ báo tin này tới cơ quan chức năng, nhưng thường thì họ sẽ không làm vậy. Cuộc sống của những người này là tạm bợ và nơm nớp lo sợ nhưng rất nhiều trong số họ không có lựa chọn nào khác.
Gia đình ông Rodrígueze không thể trả nợ vay mua nhà đúng hạn bởi họ phải phụ giúp các con gái của mình sau khi cả hai cô cùng thất nghiệp trong lúc phải nuôi 3 con nhỏ. Con gái họ không còn lựa chọn nào khác là về sống cùng bố mẹ bởi nhà của họ đã bị tịch biên. “Tôi không thể để các con và cháu mình chết đói”, bà Lopez nói.
Một người bị xiết nhà xô xát với cảnh sát |
Hiện không ai theo dõi số lượng người chiếm dụng nhà bỏ không như gia đình bà Lopez nhưng Rafael Martín Sanz, chủ tịch một công ty bất động sản cho biết việc chiếm dụng này đã trở nên phổ biến tới mức nhiều công ty bất động sản ngại không dám treo biển rao bán khu căn hộ. “Giờ mọi người đều nói đùa rằng một nửa số người đi xem các căn hộ trên thị trường thực ra là đang đi ngắm xem họ sẽ chiếm dụng nhà nào”.
Hầu hết các vụ tịch biên diễn ra êm ả khi các gia đình cảm thấy xấu hổ và phải giao chìa khóa lại cho ngân hàng. Nhưng không ít vụ việc tại các khu dân cư lao động vài tuần gần đây đã biến thành xô xát giữa lực lượng cưỡng chế và người bị xiết nhà.
Tại khu Carabanchel, kế bên thủ đô Madrid, một đám đông đã tụ tập biểu tình ở tầng trệt một tòa nhà và chửi bới một đoàn nhân viên tòa án và ngân hàng, những người đang tìm cách đuổi anh Hernández cùng gia đình ra khỏi nhà. Số lượng người biểu tình còn đông hơn cả cảnh sát.
Năm nay 38 tuổi, Hernández từng làm việc trong ngành xây dựng và đã chấp nhận mua căn nhà với giá 320.000 USD vào thời điểm năm 2006. Nhưng 3 năm sau anh mất việc. Anh nói rằng mình đã thương lượng đượng với ngân hàng để giảm bớt số tiền phải trả trong một thời gian. Nhưng rồi một ngày anh nhận được thư từ ngân hàng thông báo căn hộ đã bị bán đấu giá.
Hiện Hernández và vợ đang nhắm chiếm dụng một căn nhà bỏ không. Anh cho biết nếu không làm được họ sẽ buộc phải ly thân.Vợ anh sẽ về sống với mẹ đẻ, người cũng đang chậm trả nợ ngân hàng và phải nuôi một người con khác. Còn Hernandez sẽ phải sống cùng anh trai cùng với gia đình nhỏ của họ trong một căn phòng vốn thường dùng làm studio.
Cuối cùng thì nhờ cuộc biểu tình, ngân hàng và tòa án cũng chấp thuận hoãn tịch biên nhà của Hernández trong vòng 6 tháng. Dù vậy thì món nợ của anh giờ vẫn còn tới 330.000 USD cả gốc và lãi.
Tại Tây Ban Nha, những khoản vay để mua nhà là nghĩa vụ nợ của cá nhân. Nếu trễ hạn, người vay phải chịu lãi phạt và thêm hàng chục nghìn USD phí tòa án nếu nhà họ bị tịch biên. Ngay cả khi bạn đệ đơn xin phá sản thì cũng không thể thoát bởi luật quy định nợ vay mua nhà không nằm trong diện này.
(Theo Dân trí)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet