Nghệ thuật kết hợp ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên là thứ ánh sáng tốt nhất, đẹp nhất, sẵn nhất và… rẻ nhất. Tuy vậy, ánh sáng tự nhiên dù được khai thác khéo đến mấy trong công trình kiến trúc thì cũng ít nhiều có những hạn chế, nhược điểm.
Và trong một số trường hợp, ánh sáng tự nhiên không đảm bảo được cho vấn đề công năng sử dụng. Khi đó ta cần bổ sung và kết hợp cùng hệ thống chiếu sáng nhân tạo.
– Công trình có hệ thống chiếu sáng tự nhiên tốt, song trong một số điều kiện đặc biệt không thuận lợi, khi đó cần chiếu sáng nhân tạo hỗ trợ.
– Công trình có mặt bằng lớn và có hệ thống chiếu sáng tự nhiên từ phía bên (tường). Khi đó, phía sâu bên trong từ nơi đón ánh sáng (hệ thống cửa trên tường), ánh sáng khó “vươn” tới và rất yếu.
– Có hệ thống chiếu sáng tự nhiên, song vì cấu trúc, vị trí… của hệ thống chiếu sáng tự nhiên liên quan đến kiến trúc – nội thất chưa/ không đủ đáp ứng cho các hoạt động diễn ra trong các khu vực trong công trình.
– Tăng cường thêm ở một hướng chiếu sáng cần thiết. Ví dụ như cần chiếu sáng đặc tả trên mặt bằng, mặt sàn mà hệ thống chiếu sáng tự nhiên ở bên không đáp ứng tốt, thì bố trí thêm nguồn sáng nhân tạo từ trần để chiếu xuống mặt bằng, mặt sàn.
– Tạo nên sự “cân bằng ánh sáng” tương đối trong những không gian cần ánh sáng đều khắp mà hiện trạng công trình cùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên không đảm đương được hết – như có vùng dư sáng, nhưng có vùng lại tối hơn yêu cầu sử dụng. Những trường hợp này thường gây cảm giác khó chịu về thị giác cho người sử dụng khi phải di chuyển qua lại các vùng chênh sáng.
– Tạo điểm nhấn, thu hút có tính định hướng hoặc trang trí; nhấn mạnh những điểm quan trọng trong một không gian lớn.
– Tạo nên những hiệu ứng ánh sáng một cách chủ động, tạo cảm xúc mới mẻ, khác với hệ thống chiếu sáng tự nhiên, hoặc chiếu sáng tự nhiên không làm được.
– Chiếu sáng hỗ trợ và tạo thế chủ động về ánh sáng cho một số hoạt động tập trung (chiếu sáng tập trung) như các hoạt động học tập, sinh hoạt, làm việc, sản xuất v.v.
Một hệ thống chiếu sáng nhân tạo không chỉ để bật lên khi tối trời, không tách biệt hoàn toàn với chiếu sáng tự nhiên; mà còn có ý nghĩa làm cho hệ thống chiếu sáng chung của công trình tốt hơn, và đẹp hơn. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bổ sung cho hệ thống chiếu sáng tự nhiên không bao giờ là thừa. Và dù công trình có những điều kiện tốt để đón ánh sáng tự nhiên, có nhiều không gian chan hoà ánh sáng tự nhiên thì cũng không phải là tất cả và vẫn chưa thể là hoàn hảo. Sự hoàn hảo sẽ chỉ có khi cả hai hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo được kết hợp bài bản và khéo léo!
Nguồn sáng chính được khai thác từ những ô cửa sổ. Những chiếc đèn thả hỗ trợ hoạt động của bàn ăn và cũng là điểm nhấn của khu vực sinh hoạt, có tính định hướng (một nhà hàng ở Hà Nội). |
Tại sao cần chiếu sáng kết hợp?
Như trên đã nói, ánh sáng tự nhiên dù có nhiều ưu điểm thì cũng không thể là tuyệt đối. Vì vậy để nâng cao chất lượng chiếu sáng, cần phải kết hợp với hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Ở đây chúng ta không đề cập đến trường hợp không có ánh sáng tự nhiên theo quy luật thời gian (ban đêm), mà chỉ đề cập đến các tình huống, các trường hợp có ánh sáng tự nhiên (ban ngày) và điều kiện cụ thể của công trình vẫn đón được ánh sáng tự nhiên (có hệ thống chiếu sáng tự nhiên ở công trình). Có thể liệt kê một số trường hợp sau đây cần tới hệ thống chiếu sáng nhân tạo hỗ trợ và kết hợp cùng chiếu sáng tự nhiên.– Công trình có hệ thống chiếu sáng tự nhiên tốt, song trong một số điều kiện đặc biệt không thuận lợi, khi đó cần chiếu sáng nhân tạo hỗ trợ.
– Công trình có mặt bằng lớn và có hệ thống chiếu sáng tự nhiên từ phía bên (tường). Khi đó, phía sâu bên trong từ nơi đón ánh sáng (hệ thống cửa trên tường), ánh sáng khó “vươn” tới và rất yếu.
– Có hệ thống chiếu sáng tự nhiên, song vì cấu trúc, vị trí… của hệ thống chiếu sáng tự nhiên liên quan đến kiến trúc – nội thất chưa/ không đủ đáp ứng cho các hoạt động diễn ra trong các khu vực trong công trình.
– Tăng cường thêm ở một hướng chiếu sáng cần thiết. Ví dụ như cần chiếu sáng đặc tả trên mặt bằng, mặt sàn mà hệ thống chiếu sáng tự nhiên ở bên không đáp ứng tốt, thì bố trí thêm nguồn sáng nhân tạo từ trần để chiếu xuống mặt bằng, mặt sàn.
– Tạo nên sự “cân bằng ánh sáng” tương đối trong những không gian cần ánh sáng đều khắp mà hiện trạng công trình cùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên không đảm đương được hết – như có vùng dư sáng, nhưng có vùng lại tối hơn yêu cầu sử dụng. Những trường hợp này thường gây cảm giác khó chịu về thị giác cho người sử dụng khi phải di chuyển qua lại các vùng chênh sáng.
– Tạo điểm nhấn, thu hút có tính định hướng hoặc trang trí; nhấn mạnh những điểm quan trọng trong một không gian lớn.
– Tạo nên những hiệu ứng ánh sáng một cách chủ động, tạo cảm xúc mới mẻ, khác với hệ thống chiếu sáng tự nhiên, hoặc chiếu sáng tự nhiên không làm được.
– Chiếu sáng hỗ trợ và tạo thế chủ động về ánh sáng cho một số hoạt động tập trung (chiếu sáng tập trung) như các hoạt động học tập, sinh hoạt, làm việc, sản xuất v.v.
Cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo được bố trí rất ngẫu hứng, đem lại sự cuốn hút thú vị. |
Tốt hơn, đẹp hơn và không bao giờ thừa
Chiếu sáng tự nhiên có nhiều ưu điểm như đã đề cập ở phần đầu; nhưng cũng có nhược điểm. Với ánh sáng tự nhiên, ta không thể điều chỉnh được nguồn sáng; chỉ có thể điều chỉnh ở nơi đón nhận theo hướng giảm bớt (làm giảm độ sáng – chứ rất khó làm tăng độ sáng). Vì vậy, nếu chỉ “trông chờ” vào nguồn sáng tự nhiên là rất bị động và kém hiệu quả. Việc kết hợp chiếu sáng nhân tạo cùng với ánh sáng tự nhiên sẽ làm cho cả hai bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau; và làm tăng khả năng chủ động trong việc điều khiển toàn hệ thống chiếu sáng, dễ dàng đáp ứng với các hoạt động khác nhau trong công trình, ở những thời điểm khác nhau.Một hệ thống chiếu sáng nhân tạo không chỉ để bật lên khi tối trời, không tách biệt hoàn toàn với chiếu sáng tự nhiên; mà còn có ý nghĩa làm cho hệ thống chiếu sáng chung của công trình tốt hơn, và đẹp hơn. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bổ sung cho hệ thống chiếu sáng tự nhiên không bao giờ là thừa. Và dù công trình có những điều kiện tốt để đón ánh sáng tự nhiên, có nhiều không gian chan hoà ánh sáng tự nhiên thì cũng không phải là tất cả và vẫn chưa thể là hoàn hảo. Sự hoàn hảo sẽ chỉ có khi cả hai hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo được kết hợp bài bản và khéo léo!
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet