Nghệ An: Sàng lọc dự án, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư
Hiện tỉnh Nghệ An có 8 khu công nghiệp, khu kinh tế nằm trong danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015, có tính đến năm 2020, với tổng diện tích 2.860 ha.
Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An (Ban Quản lý) đang tiến hành rà soát và lên danh mục các dự án kh ông triển khai, hoặc triển khai quá chậm, lập phương án thu hồi để cấp cho các nhà đầu tư mới thực sự cần mặt bằng để thực hiện dự án.
Ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng Ban Quản lý cho biết, trong điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp, chỉ đủ cho việc lập quy hoạch và làm một số công trình hạ tầng thiết yếu, nên việc tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư là cách mà Ban quản lý hỗ trợ các nhà đầu tư thực sự. “Chúng tôi cũng đang tập trung kêu gọi các Công ty đầu tư hạ tầng vào để thực hiện kế hoạch giao đất sạch cho nhà đầu tư”, ông Hoá nói.
Theo ông Hoá, tình trạng đất để không do các dự án “treo” tại Nghệ An khá nhiều. Từ năm 2007 đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 23 dự án. Chỉ tính riêng năm 2010, 6 dự án đã bị thu hồi.
Trong đó, cá biệt là Khu Công nghiệp Nam Cấm đã có 16/23 dự án nằm trong danh sách thu hồi. Tại đây, nếu nhìn trên giấy tờ, thì các dự án đầu tư đã lấp đầy diện tích đất được quy hoạch, nhưng thực tế, số dự án triển khai rất ít, đất để hoang hóa nhiều. “Tuy nhiên, việc thu hồi đất đang gặp khó khăn và thậm chí có dự án đã không triển khai nhưng khi bị thu hồi lại kiện ra tòa …”, ông Hoá cho biết.
Hiện tỉnh Nghệ An có 8 khu công nghiệp, khu kinh tế nằm trong danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015, có tính đến năm 2020, với tổng diện tích 2.860 ha. Trong đó, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (gồm Khu công nghiệp Nam Cấm) và Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển.
Đến nay, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 87 dự án, trong đó có 10 dự án FDI còn hiệu lực. Một số dự án lớn điển hình như Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco, công suất 2 triệu tấn/năm, vốn đăng ký 1 tỷ USD; Dự án sản xuất phân bón và chế biến khoáng sản của Công ty Borha Ấn Độ trị giá 25 triệu USD; Dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung của Tổng công ty Xi măng Việt Nam có vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng…
Ông Phan Xuân Hóa, Phó trưởng Ban Quản lý cho biết, trong điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp, chỉ đủ cho việc lập quy hoạch và làm một số công trình hạ tầng thiết yếu, nên việc tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư là cách mà Ban quản lý hỗ trợ các nhà đầu tư thực sự. “Chúng tôi cũng đang tập trung kêu gọi các Công ty đầu tư hạ tầng vào để thực hiện kế hoạch giao đất sạch cho nhà đầu tư”, ông Hoá nói.
Theo ông Hoá, tình trạng đất để không do các dự án “treo” tại Nghệ An khá nhiều. Từ năm 2007 đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 23 dự án. Chỉ tính riêng năm 2010, 6 dự án đã bị thu hồi.
Trong đó, cá biệt là Khu Công nghiệp Nam Cấm đã có 16/23 dự án nằm trong danh sách thu hồi. Tại đây, nếu nhìn trên giấy tờ, thì các dự án đầu tư đã lấp đầy diện tích đất được quy hoạch, nhưng thực tế, số dự án triển khai rất ít, đất để hoang hóa nhiều. “Tuy nhiên, việc thu hồi đất đang gặp khó khăn và thậm chí có dự án đã không triển khai nhưng khi bị thu hồi lại kiện ra tòa …”, ông Hoá cho biết.
Hiện tỉnh Nghệ An có 8 khu công nghiệp, khu kinh tế nằm trong danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015, có tính đến năm 2020, với tổng diện tích 2.860 ha. Trong đó, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (gồm Khu công nghiệp Nam Cấm) và Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển.
Đến nay, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 87 dự án, trong đó có 10 dự án FDI còn hiệu lực. Một số dự án lớn điển hình như Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco, công suất 2 triệu tấn/năm, vốn đăng ký 1 tỷ USD; Dự án sản xuất phân bón và chế biến khoáng sản của Công ty Borha Ấn Độ trị giá 25 triệu USD; Dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung của Tổng công ty Xi măng Việt Nam có vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng…
Danh sách dự án đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An bị thu hồi năm 2010. Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa và vật liệu xây dựng công nghệ cao do Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư phát triển công nghệ mới làm chủ đầu tư với số vốn hơn 169 tỷ đồng; Nhà máy bột đá trắng các loại của Công ty cổ phần Thanh Hưng (60 tỷ đồng); Nhà máy gia công thép và kinh doanh kho bãi của Công ty TNHH Minh Đạt (95 tỷ đồng); Nhà máy gạch Tuynel Thanh Mai do Công ty cổ phần Ngọc Hoàng Sơn làm chủ đầu tư; Nhà máy rượu Voldka của Công ty cổ phần Vina Wine (69 tỷ đồng) Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn chủ đầu tư là Công ty TNHH Freeland Universial. |
(Theo VIR)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet