Ngành VLXD: Bước chậm lại để tiến xa hơn
Hoạt động xây dựng đình đốn, thị trường bất động sản đóng băng khiến cho việc tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ dẫn tới phá sản.
Để nhìn nhận đúng thực trạng phát triển của ngành VLXD, đồng thời tính tới những giải pháp để “căn chỉnh” cho ngành vật liệu xây dựng phát triển ổn định trong lâu dài, phóng viên "Kinh tế Việt Nam và thế giới" (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, về vấn đề này.
- Thưa ông, những khó khăn lớn nhất của ngành VLXD hiện nay là gì?
Có thể thấy về mặt chủ quan, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong ngành VLXD hiện không mạnh. Tỷ lệ vay trên tổng vốn đầu tư lớn, nên khi thị trường tài chính có biến động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thêm nữa, cũng vì tiềm lực tài chính yếu nên doanh nghiệp không mua được các thiết bị tốt, khi sản xuất dễ gặp trục trặc, dẫn tới ảnh hưởng chất lượng và giá thành. Ngoài ra, hoạt động quản lý sản xuất ở nhiều đơn vị còn chưa tốt nên chi phí cao, tiêu hao vật tư, thiết bị và năng lượng lớn.Xét về mặt khách quan, giai đoạn này ngành sản xuất VLXD ở nước ta tuy có thị trường lớn nhưng không ổn định, lại chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy giảm của thị trường bất động sản trong nước. Đồng thời, bị cạnh tranh gay gắt do các sản phẩm VLXD nhập ngoại, nhất là hàng Trung Quốc, tràn lan thị trường nên tình hình tiêu thụ VLXD giảm mạnh.
- Có ý kiến cho rằng, ngành VLXD phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, một phần là do công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa tốt. Ý kiến của ông về việc này?
VLXD là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm phát triển. Ở cấp quốc gia có quy hoạch phát triển tổng thể ngành VLXD toàn quốc, quy hoạch xi măng, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ở các địa phương có quy hoạch ngành công nghiệp VLXD… Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm Quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản làm VLXD. Có thể nói, về tổng thể, ngành VLXD ngày càng phát triển có kế hoạch và được quản lý. Tuy nhiên, thời gian gần đây xẩy ra hiện tượng cung vượt cầu ở một số mặt hàng như xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng… một phần là do tình trạng đầu tư quá nóng, các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước đều ồ ạt "nhảy" sang lĩnh vực này vì kỳ vọng vào thị trường lớn, tiềm năng nhiều và việc bổ sung quá nhiều dự án nằm ngoài quy hoạch đã làm tăng thêm sức ép về nguồn cung VLXD đối với thị trường.
Tuy nhiên, theo tôi, khi nền kinh tế phát triển nóng thì nhu cầu đầu tư nóng vào lĩnh vực VLXD là tất yếu. Vượt qua giai đoạn này, ngành VLXD phải giảm tốc độ tăng trưởng sẽ sinh ra thừa công suất thiết kế. Không chỉ Việt Nam, bài toán này cũng được đặt ra với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan đang thừa khoảng 40% công suất xi măng, Nhật Bản thừa khoảng 10% sản lượng xi măng dù không phát triển nóng, Trung Quốc có thể cũng sẽ thừa xi măng trong tương lai vì hiện tổng công suất thiết kế sản xuất xi măng đã lên tới 2,3 tỷ tấn/năm…
- Xuất khẩu được tính tới nhưng một hướng khắc phục khủng hoảng thừa. Điều đó có mâu thuẫn với chủ trương hạn chế xuất khẩu VLXD là tài nguyên khoáng sản không thưa ông?
Nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới vấn đề này vì VLXD là sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường mà giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay mà thiếu yếu tố xuất, nhập khẩu sẽ là không đầy đủ. Vì xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích, như tăng thu ngoại tệ để bù đắp vào việc nhập khẩu thiết bị; góp phần giảm sức ép dư cung khi tồn đọng để doanh nghiệp đảm bảo sản xuất và liên tục quay vòng vốn. Cũng nhờ xuất khẩu, các doanh nghiệp VLXD cũng có điều kiện tham gia thị trường quốc tế để cạnh tranh và trưởng thành về nhiều mặt.
Vấn đề xuất khẩu cần được đặt ra như thế nào cho phù hợp, cần lựa chọn để sản xuất những mặt hàng VLXD mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng lớn. Sản lượng xuất khẩu cũng nên cân đối với một tỷ lệ nhỏ, khoảng 10% so với tổng cầu nội địa. Xuất khẩu có thể là giải pháp tình thế đối với lĩnh vực xi măng, song đồng thời cũng là hướng đi ổn định và lâu dài đối với các mặt hàng VLXD khác.
- Vậy ngành VLXD cần có bước phát triển như thế nào để phù hợp với xu thế hội nhập?
Có 7 ưu tiên cần làm ngay với ngành VLXD để đảm bảo phát triển ổn định, trong lâu dài. Đó là đầu tư, phát triển có kế hoạch, bám sát vào quy hoạch; cải tiến công nghệ, sản xuất để đạt được năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn; nâng cao trình độ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp; lựa chọn những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh; chủ động tham gia thị trường quốc tế; quan tâm đến vấn đề môi trường, giảm phát thải, sử dụng tài nguyên hợp lý; sử dụng nguyên liệu là phế thải, nhiên liệu có thể tái tạo được và các nguồn năng lượng mới…
- Trân trọng cảm ơn ông!
- Thưa ông, những khó khăn lớn nhất của ngành VLXD hiện nay là gì?
Có thể thấy về mặt chủ quan, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong ngành VLXD hiện không mạnh. Tỷ lệ vay trên tổng vốn đầu tư lớn, nên khi thị trường tài chính có biến động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thêm nữa, cũng vì tiềm lực tài chính yếu nên doanh nghiệp không mua được các thiết bị tốt, khi sản xuất dễ gặp trục trặc, dẫn tới ảnh hưởng chất lượng và giá thành. Ngoài ra, hoạt động quản lý sản xuất ở nhiều đơn vị còn chưa tốt nên chi phí cao, tiêu hao vật tư, thiết bị và năng lượng lớn.Xét về mặt khách quan, giai đoạn này ngành sản xuất VLXD ở nước ta tuy có thị trường lớn nhưng không ổn định, lại chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy giảm của thị trường bất động sản trong nước. Đồng thời, bị cạnh tranh gay gắt do các sản phẩm VLXD nhập ngoại, nhất là hàng Trung Quốc, tràn lan thị trường nên tình hình tiêu thụ VLXD giảm mạnh.
- Có ý kiến cho rằng, ngành VLXD phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, một phần là do công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa tốt. Ý kiến của ông về việc này?
VLXD là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm phát triển. Ở cấp quốc gia có quy hoạch phát triển tổng thể ngành VLXD toàn quốc, quy hoạch xi măng, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ở các địa phương có quy hoạch ngành công nghiệp VLXD… Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm Quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản làm VLXD. Có thể nói, về tổng thể, ngành VLXD ngày càng phát triển có kế hoạch và được quản lý. Tuy nhiên, thời gian gần đây xẩy ra hiện tượng cung vượt cầu ở một số mặt hàng như xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng… một phần là do tình trạng đầu tư quá nóng, các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước đều ồ ạt "nhảy" sang lĩnh vực này vì kỳ vọng vào thị trường lớn, tiềm năng nhiều và việc bổ sung quá nhiều dự án nằm ngoài quy hoạch đã làm tăng thêm sức ép về nguồn cung VLXD đối với thị trường.
Tuy nhiên, theo tôi, khi nền kinh tế phát triển nóng thì nhu cầu đầu tư nóng vào lĩnh vực VLXD là tất yếu. Vượt qua giai đoạn này, ngành VLXD phải giảm tốc độ tăng trưởng sẽ sinh ra thừa công suất thiết kế. Không chỉ Việt Nam, bài toán này cũng được đặt ra với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan đang thừa khoảng 40% công suất xi măng, Nhật Bản thừa khoảng 10% sản lượng xi măng dù không phát triển nóng, Trung Quốc có thể cũng sẽ thừa xi măng trong tương lai vì hiện tổng công suất thiết kế sản xuất xi măng đã lên tới 2,3 tỷ tấn/năm…
- Xuất khẩu được tính tới nhưng một hướng khắc phục khủng hoảng thừa. Điều đó có mâu thuẫn với chủ trương hạn chế xuất khẩu VLXD là tài nguyên khoáng sản không thưa ông?
Nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới vấn đề này vì VLXD là sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường mà giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay mà thiếu yếu tố xuất, nhập khẩu sẽ là không đầy đủ. Vì xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích, như tăng thu ngoại tệ để bù đắp vào việc nhập khẩu thiết bị; góp phần giảm sức ép dư cung khi tồn đọng để doanh nghiệp đảm bảo sản xuất và liên tục quay vòng vốn. Cũng nhờ xuất khẩu, các doanh nghiệp VLXD cũng có điều kiện tham gia thị trường quốc tế để cạnh tranh và trưởng thành về nhiều mặt.
Vấn đề xuất khẩu cần được đặt ra như thế nào cho phù hợp, cần lựa chọn để sản xuất những mặt hàng VLXD mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng lớn. Sản lượng xuất khẩu cũng nên cân đối với một tỷ lệ nhỏ, khoảng 10% so với tổng cầu nội địa. Xuất khẩu có thể là giải pháp tình thế đối với lĩnh vực xi măng, song đồng thời cũng là hướng đi ổn định và lâu dài đối với các mặt hàng VLXD khác.
- Vậy ngành VLXD cần có bước phát triển như thế nào để phù hợp với xu thế hội nhập?
Có 7 ưu tiên cần làm ngay với ngành VLXD để đảm bảo phát triển ổn định, trong lâu dài. Đó là đầu tư, phát triển có kế hoạch, bám sát vào quy hoạch; cải tiến công nghệ, sản xuất để đạt được năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn; nâng cao trình độ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp; lựa chọn những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh; chủ động tham gia thị trường quốc tế; quan tâm đến vấn đề môi trường, giảm phát thải, sử dụng tài nguyên hợp lý; sử dụng nguyên liệu là phế thải, nhiên liệu có thể tái tạo được và các nguồn năng lượng mới…
- Trân trọng cảm ơn ông!
(Theo Tamnhin.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet