Ngân hàng vẫn dè dặt hỗ trợ bất động sản
Vài tháng trở lại đây, tin vui liên tục đến với thị trường BĐS khi các đại gia ngân hàng lần lượt hào phóng tung ra các gói cứu trợ.
Cụ thể: Vietcombank dành 2.000 tỷ đồng triển khai gói hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh. BIDV mạnh tay hơn khi dành hẳn gói 4.000 tỷ đồng để cứu trợ thị trường này…
Đặc biệt, các ngân hàng đều khẳng định, lãi suất cho vay cực kỳ ưu đãi, chỉ dao động quanh 12-13%/năm. Thậm chí mới đây BIDV đã khiến cho thị trường BĐS “sốc” khi hỗ trợ khách hàng của dự án D’.Palais de Louis của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh với lãi suất chỉ 7%/năm.
Thế nhưng, việc nới tín dụng với BĐS và việc một số ngân hàng sẵn sàng cho vay mua nhà chưa khiến thị trường BĐS sôi động trở lại và người mua không dễ tiếp cận được nguồn vốn rẻ này.Trên thực tế, lãi suất cho vay mua nhà còn rất cao, khoảng 16%/năm nếu chưa có sự hỗ trợ lãi suất của chủ đầu tư. Để người mua có được vốn rẻ, hầu hết chủ đầu tư phải chung vai gánh đỡ một phần lãi suất ngân hàng.
Cụ thể, Tân Hoàng Minh sẽ chịu 5% lãi suất (lãi suất cho vay chính thức của BIDV là 12%/năm) để khách hàng có thể hưởng lãi suất 7%/năm. GP Invest, chủ dự án Nam Đô Complex (quận Hoàng Mai) đã từng hỗ trợ khách hàng 6% lãi suất vay mua căn hộ, khiến lãi suất vay mua nhà tại dự án chỉ còn 10%/năm.
Hay khách hàng mua nhà tại dự án Golden Land (quận Thanh Xuân) của CTCP Thương mại Hưng Việt được vay tiền mua nhà với lãi suất bằng 0, khi chủ dự án hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua nhà trong thời gian từ ngày 6-6 đến 15-7.
Tuy nhiên, trong tình cảnh thị trường BĐS ảm đạm như hiện nay, lượng hàng tồn quá lớn và nợ gốc ngân hàng chưa trả hết, số chủ đầu tư đủ sức gánh đỡ một phần lãi ngân hàng để kích cầu không nhiều, chưa kể các dự án trên đều không nằm ở phân khúc trung bình, thậm chí là căn hộ “triệu đô”.
Việc này hoàn toàn dễ hiểu khi nợ xấu chưa giải quyết được nên ngân hàng không thể liều cho vay tràn lan mà phải chọn lọc những dự án có tính khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận cho cả 2 phía, đồng thời không gây tiếp nợ xấu. Vì thế thời gian cho vay ưu đãi của ngân hàng khá ngắn.
Thông thường, khách hàng chỉ được vay với lãi suất 12-14%/năm trong vòng 3-6 tháng, sau đó phải trả lãi 17-19%/năm. Ngay cả dự án “triệu đô” của Tân Hoàng Minh, lãi suất 7%/năm cũng chỉ được áp dụng đối với 6 tháng vay đầu tiên và với khách mua căn hộ có diện tích “khủng” từ 190m2 trở lên (mỗi m2 căn hộ ở dự án này có giá trên 100 triệu đồng).
Chính việc các ngân hàng khống chế số lượng và đối tượng mua nhà được vay, cũng như hạn chế cho vay một số dự án khiến tác động trên thực tế của chính sách nới tín dụng BĐS tới thị trường không nhiều.
Lãi suất giảm là một tín hiệu vui cho thị trường BĐ nhưng nhiên trong tình cảnh các ngân hàng còn dè dặt như hiện nay, để thị trường ấm lên, còn cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía.
Đặc biệt, các ngân hàng đều khẳng định, lãi suất cho vay cực kỳ ưu đãi, chỉ dao động quanh 12-13%/năm. Thậm chí mới đây BIDV đã khiến cho thị trường BĐS “sốc” khi hỗ trợ khách hàng của dự án D’.Palais de Louis của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh với lãi suất chỉ 7%/năm.
Thế nhưng, việc nới tín dụng với BĐS và việc một số ngân hàng sẵn sàng cho vay mua nhà chưa khiến thị trường BĐS sôi động trở lại và người mua không dễ tiếp cận được nguồn vốn rẻ này.Trên thực tế, lãi suất cho vay mua nhà còn rất cao, khoảng 16%/năm nếu chưa có sự hỗ trợ lãi suất của chủ đầu tư. Để người mua có được vốn rẻ, hầu hết chủ đầu tư phải chung vai gánh đỡ một phần lãi suất ngân hàng.
Cụ thể, Tân Hoàng Minh sẽ chịu 5% lãi suất (lãi suất cho vay chính thức của BIDV là 12%/năm) để khách hàng có thể hưởng lãi suất 7%/năm. GP Invest, chủ dự án Nam Đô Complex (quận Hoàng Mai) đã từng hỗ trợ khách hàng 6% lãi suất vay mua căn hộ, khiến lãi suất vay mua nhà tại dự án chỉ còn 10%/năm.
Hay khách hàng mua nhà tại dự án Golden Land (quận Thanh Xuân) của CTCP Thương mại Hưng Việt được vay tiền mua nhà với lãi suất bằng 0, khi chủ dự án hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua nhà trong thời gian từ ngày 6-6 đến 15-7.
Tuy nhiên, trong tình cảnh thị trường BĐS ảm đạm như hiện nay, lượng hàng tồn quá lớn và nợ gốc ngân hàng chưa trả hết, số chủ đầu tư đủ sức gánh đỡ một phần lãi ngân hàng để kích cầu không nhiều, chưa kể các dự án trên đều không nằm ở phân khúc trung bình, thậm chí là căn hộ “triệu đô”.
Việc này hoàn toàn dễ hiểu khi nợ xấu chưa giải quyết được nên ngân hàng không thể liều cho vay tràn lan mà phải chọn lọc những dự án có tính khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận cho cả 2 phía, đồng thời không gây tiếp nợ xấu. Vì thế thời gian cho vay ưu đãi của ngân hàng khá ngắn.
Thông thường, khách hàng chỉ được vay với lãi suất 12-14%/năm trong vòng 3-6 tháng, sau đó phải trả lãi 17-19%/năm. Ngay cả dự án “triệu đô” của Tân Hoàng Minh, lãi suất 7%/năm cũng chỉ được áp dụng đối với 6 tháng vay đầu tiên và với khách mua căn hộ có diện tích “khủng” từ 190m2 trở lên (mỗi m2 căn hộ ở dự án này có giá trên 100 triệu đồng).
Chính việc các ngân hàng khống chế số lượng và đối tượng mua nhà được vay, cũng như hạn chế cho vay một số dự án khiến tác động trên thực tế của chính sách nới tín dụng BĐS tới thị trường không nhiều.
Lãi suất giảm là một tín hiệu vui cho thị trường BĐ nhưng nhiên trong tình cảnh các ngân hàng còn dè dặt như hiện nay, để thị trường ấm lên, còn cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía.
(Theo ĐTTC)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet