Ngân hàng đề xuất 8 giải pháp cứu BĐS
NHNN vừa đề xuất 8 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, trong đó dự kiến Quý I/2013 sẽ ban hành Quy chế cho phép người thu nhập thấp, cán bộ, công chức được vay mua nhà ở thương mại dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2.
Giải pháp đầu tiên trong số 8 giải pháp Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ tập trung giải quyết trong thời gian tới đó là cân nhắc việc đưa các khoản mục còn lại của lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích trong năm 2013.
Giải pháp thứ hai, hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống của tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để báo cáo Bộ Chính trị, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Giải pháp thứ ba, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về Quy chế cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để mua, thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp;
Cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Dự kiến văn bản này sẽ ban hành trong Quý I/2013 với và sẽ có hiệu lực ngay.
Giải pháp thứ tư, dành một phần lượng tiền cung ứng (khoảng 20-40 nghìn tỷ đồng) để tái cấp vốn với lãi suất với thời hạn hợp lý nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với các đối tượng trên.
Giải pháp thứ năm, tăng cường nguồn vốn dài hạn cho thị trường BĐS. Do nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư và người mua nhà trên thị trường thường có thời hạn dài, trong khi đó ngân hàng lại thiếu các nguồn vốn dài hạn để đáp ứng cho các nhu cầu này, do đó cần có những công cụ tài chính để chuyển các khoản vốn tài trợ ngắn hạn thành vốn trung dài hạn.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng Cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia để đa dạng hóa nguồn vốn dài hạn hỗ trợ cho thị trường.
Giải pháp thứ sáu, thực hiện kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của các dự án thông qua việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm tín dụng tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu và người mua nhà, như sản phẩm liên kết 4 nhà (nhà đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp vật liệu và ngân hàng).
Giải pháp thứ bảy, yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng phương án xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp BĐS. Chỉ cho vay đối với các dự án BĐS mà chủ đầu tư có kinh nghiệm và bắt buộc phải có tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia dự án trước khi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn vốn khác.
Giải pháp thứ tám, NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các dự án cho vay BĐS, bảo đảm an toàn và hiệu quả. Giám sát chặt chẽ luồng vốn tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo đúng các nguyên tắc cấp tín dụng. Gắn việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với các giải pháp xử lý nợ xấu và thành lập công ty mua bán nợ quốc gia…
Giải pháp thứ hai, hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống của tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để báo cáo Bộ Chính trị, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Giải pháp thứ ba, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về Quy chế cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để mua, thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp;
Cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Dự kiến văn bản này sẽ ban hành trong Quý I/2013 với và sẽ có hiệu lực ngay.
NHNN đưa ra giải pháp cho người thu nhập thấp vay mua nhà ở thương mại căn hộ dưới 70m2 (ảnh minh họa) |
Giải pháp thứ tư, dành một phần lượng tiền cung ứng (khoảng 20-40 nghìn tỷ đồng) để tái cấp vốn với lãi suất với thời hạn hợp lý nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với các đối tượng trên.
Giải pháp thứ năm, tăng cường nguồn vốn dài hạn cho thị trường BĐS. Do nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư và người mua nhà trên thị trường thường có thời hạn dài, trong khi đó ngân hàng lại thiếu các nguồn vốn dài hạn để đáp ứng cho các nhu cầu này, do đó cần có những công cụ tài chính để chuyển các khoản vốn tài trợ ngắn hạn thành vốn trung dài hạn.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng Cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia để đa dạng hóa nguồn vốn dài hạn hỗ trợ cho thị trường.
Giải pháp thứ sáu, thực hiện kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của các dự án thông qua việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm tín dụng tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu và người mua nhà, như sản phẩm liên kết 4 nhà (nhà đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp vật liệu và ngân hàng).
Giải pháp thứ bảy, yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng phương án xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp BĐS. Chỉ cho vay đối với các dự án BĐS mà chủ đầu tư có kinh nghiệm và bắt buộc phải có tỷ lệ vốn tự có nhất định tham gia dự án trước khi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn vốn khác.
Giải pháp thứ tám, NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các dự án cho vay BĐS, bảo đảm an toàn và hiệu quả. Giám sát chặt chẽ luồng vốn tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo đúng các nguyên tắc cấp tín dụng. Gắn việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với các giải pháp xử lý nợ xấu và thành lập công ty mua bán nợ quốc gia…
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet