Ngân hàng "bơm" vốn vào BĐS và nguy cơ nợ xấu
Gần đây, hàng loạt ngân hàng thực hiện các hợp đồng cung cấp tín dụng tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án bất động sản (BĐS), làm dấy lên lo ngại thị trường này có thể lên “cơn sốt” ảo.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP Liên Việt (Lienvietbank). Ông Đặng Đình Tuấn, Tổng giám đốc Sacomreal, cho biết: “Lienvietbank sẽ cung cấp vốn cho Sacomreal phát triển những dự án có vốn đầu tư lớn trong thời gian tới, đồng thời tài trợ khách hàng mua nhà trả góp tại các dự án do Sacomreal đầu tư”.
Hàng nghìn tỷ đồng cho những dự án cao cấp
Trước đó, từ đầu tháng 7/2009, hàng loạt ngân hàng như Vietinbank, Baovietbank, Giadinhbank và ACB ký hợp đồng tài trợ vay vốn cho dự án trung tâm mua sắm Hồ Bán Nguyệt - Crescent Mall của Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng, với số tiền vay lên đến 1.200 tỷ đồng.
Vietcombank cũng ký kết tài trợ 950 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Him Lam để triển khai dự án Him Lam - Tân Hưng (quận 7, TP.HCM), gồm 9 block với hơn 800 căn hộ.
Bên cạnh đó, tập đoàn Bitexco được hai ngân hàng là Agribank và Vietcombank ký hợp đồng thu xếp vốn giải phóng mặt bằng lên đến 2.650 tỷ đồng cho dự án tứ giác Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP.HCM). Đây là dự án khu phức hợp gồm văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ, bệnh viện, trường học và khu vui chơi giải trí...
Theo GĐ một công ty BĐS tại TP.HCM, thực chất việc ký kết hợp đồng tài trợ vốn là công ty phải đi vay tiền của ngân hàng để triển khai dự án, chỉ có điều lãi suất sẽ “mềm” hơn từ 1% đến 2% so với đi vay thông thường và thủ tục giải ngân dễ dàng hơn.
Nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực BĐS
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, GĐ nghiên cứu chương trình giảm dạy kinh tế Fulbright Việt Nam, lo ngại, các ngân hàng đang “tiếp tay” cho doanh nghiệp địa ốc “thổi” bong bóng BĐS. Theo TS Tự Anh, thị trường BĐS nóng lên trong thời gian qua một phần là do các ngân hàng đã quá ưu ái khi bơm nhiều vốn cho thị trường này, bất chấp cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Lo ngại của TS Tự Anh là có cơ sở khi dòng vốn đổ vào BĐS có dấu hiệu tăng nhanh trong tháng 5 - 6/2009.
Theo báo cáo cáo của NHNN, đến cuối tháng 6/2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS lên đến 10,48% so với cuối năm 2008. Mặc dù mức tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (17%) song Thống đốc NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đổ vào BĐS và tổ chức thanh tra trên phạm vi cả nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hiện nguồn vốn đầu tư vào căn hộ giá rẻ, nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội (một phân khúc có số lượng giao dịch rất cao, hợp túi tiền của đa số người dân) đang “đói”. Thế nhưng, các ngân hàng lại ồ ạt “bơm” vốn vào các dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, một phân khúc đang rất ảm đạm, dễ kéo theo nguy cơ nợ xấu lĩnh vực BĐS tăng lên. Điều này sẽ tạo bất ổn cho thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thừa nhận có tình trạng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS “nóng” lên, song ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM trấn an: “Tuy nhiên, các ngân hàng đã rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS vào năm 2007 nên họ rất thận trọng trong việc cho vay BĐS hiện nay”.
Hàng nghìn tỷ đồng cho những dự án cao cấp
Trước đó, từ đầu tháng 7/2009, hàng loạt ngân hàng như Vietinbank, Baovietbank, Giadinhbank và ACB ký hợp đồng tài trợ vay vốn cho dự án trung tâm mua sắm Hồ Bán Nguyệt - Crescent Mall của Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng, với số tiền vay lên đến 1.200 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng đang thực hiện các hợp đồng cung cấp tín dụng tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án BĐS. Ảnh: Đình Sơn.
Vietcombank cũng ký kết tài trợ 950 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Him Lam để triển khai dự án Him Lam - Tân Hưng (quận 7, TP.HCM), gồm 9 block với hơn 800 căn hộ.
Bên cạnh đó, tập đoàn Bitexco được hai ngân hàng là Agribank và Vietcombank ký hợp đồng thu xếp vốn giải phóng mặt bằng lên đến 2.650 tỷ đồng cho dự án tứ giác Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP.HCM). Đây là dự án khu phức hợp gồm văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ, bệnh viện, trường học và khu vui chơi giải trí...
Theo GĐ một công ty BĐS tại TP.HCM, thực chất việc ký kết hợp đồng tài trợ vốn là công ty phải đi vay tiền của ngân hàng để triển khai dự án, chỉ có điều lãi suất sẽ “mềm” hơn từ 1% đến 2% so với đi vay thông thường và thủ tục giải ngân dễ dàng hơn.
Nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực BĐS
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, GĐ nghiên cứu chương trình giảm dạy kinh tế Fulbright Việt Nam, lo ngại, các ngân hàng đang “tiếp tay” cho doanh nghiệp địa ốc “thổi” bong bóng BĐS. Theo TS Tự Anh, thị trường BĐS nóng lên trong thời gian qua một phần là do các ngân hàng đã quá ưu ái khi bơm nhiều vốn cho thị trường này, bất chấp cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Lo ngại của TS Tự Anh là có cơ sở khi dòng vốn đổ vào BĐS có dấu hiệu tăng nhanh trong tháng 5 - 6/2009.
Theo báo cáo cáo của NHNN, đến cuối tháng 6/2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS lên đến 10,48% so với cuối năm 2008. Mặc dù mức tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (17%) song Thống đốc NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ dòng vốn đổ vào BĐS và tổ chức thanh tra trên phạm vi cả nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hiện nguồn vốn đầu tư vào căn hộ giá rẻ, nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội (một phân khúc có số lượng giao dịch rất cao, hợp túi tiền của đa số người dân) đang “đói”. Thế nhưng, các ngân hàng lại ồ ạt “bơm” vốn vào các dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, một phân khúc đang rất ảm đạm, dễ kéo theo nguy cơ nợ xấu lĩnh vực BĐS tăng lên. Điều này sẽ tạo bất ổn cho thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thừa nhận có tình trạng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS “nóng” lên, song ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM trấn an: “Tuy nhiên, các ngân hàng đã rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS vào năm 2007 nên họ rất thận trọng trong việc cho vay BĐS hiện nay”.
Theo Dat Viet
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet