"Ngắm" hai quận mới của Thủ đô qua ảnh
Khung cảnh của hai quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội là sự xen lẫn của những cao ốc hiện đại và hình ảnh của đời sống, văn hóa làng mạc xưa.
Cửa ngõ phía Tây huyện Từ Liêm giáp huyện Hoài Đức (Hà Nội). Trước năm 1831, đây là một huyện
thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây.
Mới đây, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương xây dựng Đề án điều chỉnh
địa giớihành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm trong đó
có 23 xã sẽ thành phường.
Huyện Từ Liêm được thành lập năm 1961 trên cơ sở quận 5, quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây cũ). Huyện có 26 xã, 120.000 người, diện tích trên 114 km2. Năm 1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập quận Cầu Giấy. Điểm nhấn về đô thị và kiến trúc của Từ Liêm là sự xuất hiện của nhiều công trình hiện đại mới mọc lên những năm qua trong đó có sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Nhiều khu đô thị cũng đã hình thành cách đây ít năm như khu biệt thự và chung cư cao cấp The Manor tại xã Mễ Trì.
Khu Mai Dịch (Cầu Giấy) nơi giáp thị trấn Cầu Diễn và xã Cổ Nhuế.
Khu vực này còn là điểm đầu của công trình Đại lộ dài nhất Việt Nam mang tên Thăng Long, nơi đi qua
các xã Mễ Trì, Tây Mỗ.
Nhiều cơ quan, ban ngành cũng đã chuyển trụ sở về khu vực Từ Liêm làm việc. Trong ảnh là cột phát
sóng thuộc Trung tâm kỹ thuật, Đài truyền hình Hà Nội lung linh trong ánh hoàng hôn.
Về cơ bản, nhiều khu vực vẫn còn đậm văn hóa làng mạc. Xã Xuân Phương nằm cách địa phận quận Cầu Giấy của Hà Nội chỉ hơn 10km. Nơi đây đang có dấu hiệu chuyển đổi nhiều về đời sống dân sinh. Người làm ruộng, chăn nuôi không còn nhiều so với trước đây. Hầu hết chuyển sang kinh doanh buôn bán hoặc đi làm nơi xa.
Nhà ông Hợi, thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương là một trong nhiều ngôi nhà cổ, dậm nét làng quê Việt.
Tại xã Liên Mạc, thay vì trồng lúa, người nông dân chủ yếu trồng hoa màu buôn bán phục vụ
người dân thủ đô.
Nhiều hộ vẫn mưu sinh bằng nghề chăn nuôi gia súc gia cầm. Chị Nga, một người dân thôn Thượng Cát,
xã Thượng Cát có nguồn thu nhập chủ yếu từ nghề này đã nhiều năm.
Nhắc đến huyện Từ Liêm là nhớ đến làng hoa Tây Tựu. Vựa hoa khổng lồ phục vụ các dịp lễ Tết hàng năm.
Nghe tin địa phương trở thành quận, người dân nơi đây nửa mừng nửa lo. Việc chuyển đổi từ ngoại thành thành nội thị, thuế và các khoản phí khác đều tăng, giá điện giá nước, giá dịch vụ công tăng liệu thu nhập của họ có được cải thiện?
Người dân Từ Liêm sẽ phải đứng trước những vấn đề mới đặt ra, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, tập quán của nhân dân. Trong ảnh là một góc cánh đồng thuộc xã Trung Văn, nơi đã hình thành nhiều tòa nhà chung cư, khu đô thị mới.
Sự đối lập của một đô thị mới.
Sau khi mở rộng, huyện Từ Liêm trở thành khu vực trung tâm của Hà Nội với hàng loạt khu đô thị, trung tâm hành chính, thương mại. Về địa lý, huyện Từ Liêm hiện nay tiếp giáp hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân về phía đông; giáp quận Hà Đông về phía nam và giáp huyện Đông Anh về phía bắc. Hiện nay huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có một thị trấn là Cầu Diễn và 15 xã gồm Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet