Nên làm trước Công tác đền bù giải phóng mặt bằng từ 2 - 3 năm
Vừa qua, đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND Tp.HCM đã đi khảo sát tiến độ thực hiện một số công trình giao thông trọng điểm của Tp.HCM như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B và nút giao thông Đại học Quốc gia.
Nhiều tồn tại và nhiều vấn đề bức xúc đã được các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát báo cáo với đoàn. Và như một cán bộ trong đoàn chia sẻ, dù nói đến chuyện gì thì cuối cùng vẫn quay về những câu chuyện xoay quanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng.Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, một trong những dự án quan trọng mà đoàn đại biểu đi khảo sát, đã khởi công hạng mục mở rộng đường đoạn từ nút giao thông Thủ Đức đến nút giao thông Đại học Quốc gia từ tháng 7/2011, nhưng hiện vẫn chưa thể triển khai thi công do chưa di dời được một số hộ dân ở phía quận 9 và quận Thủ Đức. Công tác giải phóng hạ tầng kỹ thuật như tuyến ống nước của Nhà máy nước BOT Thủ Đức cũng chưa làm xong.
Dự án xây dựng tỉnh lộ 10, còn tới khoảng 600m đoạn giáp ranh với tỉnh Long An hầu như chưa giải phóng được mặt bằng. Những phần còn lại, công tác giải phóng mặt bằng có tiến triển hơn nhưng là tình trạng “da beo”, rất khó thi công.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM, từ nhiều năm nay Tp.HCM đã chủ động tách riêng công tác giải phóng mặt bằng với việc đầu tư xây dựng công trình giao thông. Công tác giải phóng mặt bằng được giao cho các địa phương và ngành giao thông đảm nhiệm thi công. Động thái này đã giúp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình lên rất nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, đây có phải là giải pháp tốt cho công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông? Câu trả lời của rất nhiều cán bộ trong ngành giao thông là chưa. Với cách tiến hành công tác giải phóng mặt bằng gần như đồng thời với việc triển khai các dự án xây dựng như hiện nay, tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn thường xuyên chậm so với yêu cầu. Ngay cả đối với dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, vốn là công trình trọng điểm và là trục đường đã được xác định lộ giới từ trước, công tác giải phóng mặt bằng được triển khai sớm hơn một bước so với công tác xây dựng, nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn là nguyên nhân chính kéo dài tiến độ chung của cả dự án.
Giải phóng mặt bằng không đơn giản vì nó đụng chạm nhiều đến quyền lợi, nguyện vọng, tâm tư của người dân. Vì thế, phải dành nhiều thời gian để chính quyền các địa phương lắng nghe được tâm tư nguyện vọng của người dân là điều phải làm. Thế nhưng, cũng chính từ thực tế này, tại sao không thể nghĩ đến giải pháp tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng trước hẳn hai đến ba năm so với dự án xây dựng? Điều này vừa giải tỏa áp lực cho người dân, chính quyền địa phương vừa cho cả các nhà thầu xây dựng.
Dự án xây dựng tỉnh lộ 10, còn tới khoảng 600m đoạn giáp ranh với tỉnh Long An hầu như chưa giải phóng được mặt bằng. Những phần còn lại, công tác giải phóng mặt bằng có tiến triển hơn nhưng là tình trạng “da beo”, rất khó thi công.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM, từ nhiều năm nay Tp.HCM đã chủ động tách riêng công tác giải phóng mặt bằng với việc đầu tư xây dựng công trình giao thông. Công tác giải phóng mặt bằng được giao cho các địa phương và ngành giao thông đảm nhiệm thi công. Động thái này đã giúp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình lên rất nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, đây có phải là giải pháp tốt cho công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông? Câu trả lời của rất nhiều cán bộ trong ngành giao thông là chưa. Với cách tiến hành công tác giải phóng mặt bằng gần như đồng thời với việc triển khai các dự án xây dựng như hiện nay, tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn thường xuyên chậm so với yêu cầu. Ngay cả đối với dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, vốn là công trình trọng điểm và là trục đường đã được xác định lộ giới từ trước, công tác giải phóng mặt bằng được triển khai sớm hơn một bước so với công tác xây dựng, nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn là nguyên nhân chính kéo dài tiến độ chung của cả dự án.
Giải phóng mặt bằng không đơn giản vì nó đụng chạm nhiều đến quyền lợi, nguyện vọng, tâm tư của người dân. Vì thế, phải dành nhiều thời gian để chính quyền các địa phương lắng nghe được tâm tư nguyện vọng của người dân là điều phải làm. Thế nhưng, cũng chính từ thực tế này, tại sao không thể nghĩ đến giải pháp tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng trước hẳn hai đến ba năm so với dự án xây dựng? Điều này vừa giải tỏa áp lực cho người dân, chính quyền địa phương vừa cho cả các nhà thầu xây dựng.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet