Năng suất xây dựng được cải thiện nhờ sử dụng vật liệu mới
Nhiều nhà khoa học Việt Nam hiện đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong ngành xây dựng. Một số ứng dụng tiêu biểu như thi công bê-tông đầm lăn trong xây dựng đập, thi công xây nhà cao tầng bằng trượt lõi-lắp ghép hay chế tạo và lắp dựng kết cẩu thép vượt khẩu độ lớn...
Nhờ những thành tựu nghiên cứu trên, rất nhiều công trình KT - XH lớn của nước nhà đã hoàn thành với chất lượng tốt, và đặc biệt la giúp rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm cho Nhà nước số tiền hàng ngàn tỷ đồng. Chẳng hạn như công trình nhà máy Thủy điện Sơn La; Cụm công trình Khí - Điện - Đạm Cà Mau hay các dự án nhà ở cao tầng tạ Hà Nội và Tp.HCM...
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới, làm chủ công nghệ tiên tiến từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
Trong đó, các sản phẩm như gốm sứ, thiết bị vệ sinh hoặc kính xây dựng đã bước đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm VLXD xanh cũng được nghiên cứu, phát triển ở Việt Nam, chẳng hạn như kính low-E, gạch bê-tông khí chưng áp AAC hay thép cốt cho bê-tông bằng polyme...
Năng suất xây dựng được nâng cao nhờ những ứng dụng vật liệu mới |
Từ hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hàng loạt các công nghệ xử lý nước thải, rác thải trong các đô thị và điểm dân cư nông thôn cũng đã được ứng dụng thành công rộng rãi, mang lại hiệu quả KT - XH khả quan.
Đáng lưu ý, các công trình đập bê tông thủy lợi, thủy điện ở nước ta hiện ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô lẫn các yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, dù đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công, nhưng gần như toàn bộ các đập bê tông vẫn xảy ra tình trạng thấm dột. Có những công trình có mức độ thấm rất lớn, phải xử vô cùng phức tạp và tốn kém. Cũng từ thực tế này, các nhà khoa học Việt Nam đã thành công với đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu và giải pháp kỹ thuật xử lý chống thấm đập bê tông bằng phương pháp phun ép vật liệu gốc xi măng”.
Theo đó, trên cơ sở xi măng PCB 40, phụ gia siêu dẻo thế hệ mới gốc Polycarboxylate (PCX) và phụ gia giãn nở Saca-1, phụ gia siêu mịn hoạt tính, nhóm nghiên cứu đề tài trên đã chế tạo thành công loại vật liệu bơm ép chống thấm gốc xi măng PMC. Đây là một loại vữa xi măng có tính năng kỹ thuật, cường độ cao nhưng độ nhớt thấp, không co ngót và cũng đã được ứng dụng hiệu quả khi bơm ép chống thấm đập bê tông và nhiều công trình ngầm khác.
Việc ứng dụng PMC dựa trên nguyên lý chống thấm ngược, phun ép chống thấm từ vị trí mà tại đó dòng thấm phát lộ ra. Theo đó, dòng vật liệu chống thấm sau khi được bơm vào sẽ di chuyển ngược với dòng thấp khi áp lực bơm ép do đó dễ dàng thắng được áp lực đẩy của dòng thấm. Trong công nghệ này, nhóm nghiên cứu đề tài cũng đã chế tạo thành công các màng lọc và đầu lọc để có thể tách nước, thoát khí, giảm áp, tạo lớp phản áp và giúp làm tăng độ đặc chặt, tăng cường khả năng chống thấm cho kết cấu bê tông.
Không những thành công khi áp dụng vật liệu chống thấm PMC vào một số công trình trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu còn triển khai nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình để có thể nắm bắt tính linh động, khả năng di chuyển cũng như độ đặc chặt, cường độ và độ dính kết với cốt liệu của vữa bơm chống thấm, từ đó có thể đưa ra những đánh giá về khả năng chống thấm của giải pháp kỹ thuật; kiểm tra tính năng hiệu quả của các bộ lọc tách nước, tạo lớp phản áp cũng như kiểm tra được mức độ tách lớp, sự lắng đọng của vật liệu bơm ép theo chiều cao cột áp, tại các góc, cạnh và đường gấp khúc…Đồng thời còn kiểm tra được quy trình kỹ thuật bơm ép và hiệu quả chống thấm giữa bơm ép chống thống xuôi và ngược dòng.
Các công nghệ xử lý chất thải rắn thành phần hữu cơ trở thành nhiên liệu (viên nhiên liệu, khí đốt) đã góp một phần rất quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn, giúp giảm tối đa khối lượng chất thải phải chôn lấp, từ đó tiết kiệm tài nguyên đất đai, năng lượng và một số tài nguyên khác.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet