Năm đô thị vệ tinh bao quanh tâm Hà Nội
Ngày 26-2, đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng vừa được đưa lên website của Bộ Xây dựng www.xaydung.gov.vn để lấy ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia và các tổ chức.
Đồ án này đã được lập trong hơn một năm nhưng nhiều nội dung cơ bản trong quy hoạch vẫn làm nhiều chuyên gia nghi ngại.
Rời rạc
Theo quy hoạch, thủ đô Hà Nội sẽ có đô thị hạt nhân và năm đô thị vệ tinh. Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Khu vực này được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía bắc sông Hồng - khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm.
Trong đô thị hạt nhân có thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa và lối sống truyền thống của người Hà Nội, có khống chế dân số, mật độ và tầng cao xây dựng.
Năm đô thị vệ tinh sẽ được hình thành bao gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ...
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia Việt Nam tư vấn cho dự án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng lại cho rằng việc tổ chức không gian các chùm đô thị như vậy là một phép cộng rời rạc, chưa thể hiện được sự hình thành và phát triển của các đô thị nhỏ khác ở các huyện ngoại thành.
Hà Nội mới chủ yếu phát triển đô thị về phía Tây. “Như vậy là không hợp lý. Vì ở đây nhiều nơi nền đất thấp và yếu, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Việc xây dựng sẽ tốn kém do phải tôn cao nền”, Tiến sĩ - Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nhấn mạnh.
Thiếu thực tế
Trong quy hoạch lần này, hành lang xanh cho TP được đặc biệt chú trọng, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên. Hành lang xanh chạy dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách, kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Cùng với đó, thiết lập vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị ở đó, chỉ có các công trình công cộng, sinh thái, cây xanh và mặt nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về quy hoạch lại cho rằng ý tưởng tổ chức hành lang xanh ở giữa các đô thị là xa rời thực tế. Vì đó chỉ là đồng ruộng hoặc làng xóm hiện có nên không có tác dụng nghỉ ngơi và cải thiện môi trường. Trong tương lai, hành lang xanh này sẽ bị xây dựng xâm lấn nếu không được hình thành công viên ngay từ đầu.
“Mặt khác, các nhà lập quy hoạch cũng chưa tính đến việc với nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp hiện có, khi những nơi này chuyển sang không gian xanh thì sẽ phải di dời hay phải chuyển chức năng” - nhóm chuyên gia chỉ rõ.
Trung tâm công cộng chính của thủ đô ở đâu là vấn đề được nhiều chuyên gia quy hoạch kiếm tìm trong quy hoạch Hà Nội mở rộng nhưng chưa thấy. “Cần xác định trung tâm này ở đâu. Ở đó phải có không gian mở, tập trung nhiều công trình văn hóa, dịch vụ, nghỉ dưỡng, vui chơi để người dân có thể tập trung trong những ngày lễ hội, dịp nghỉ ngơi, nơi có thể mít-tinh, tuần hành hàng triệu người. Khu vực Hồ Hoàn Kiếm chỉ thích nghi với đô thị nhỏ, nay đã không còn thích hợp” - nhóm chuyên gia đề xuất. Theo nhóm này, nên đặt trung tâm công cộng ở khu vực Hồ Tây bởi ở đây có các dải đất ven sông, ven hồ dễ tạo bản sắc cho đô thị.
Rời rạc
Theo quy hoạch, thủ đô Hà Nội sẽ có đô thị hạt nhân và năm đô thị vệ tinh. Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Khu vực này được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía bắc sông Hồng - khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm.
Trong đô thị hạt nhân có thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa và lối sống truyền thống của người Hà Nội, có khống chế dân số, mật độ và tầng cao xây dựng.
Năm đô thị vệ tinh sẽ được hình thành bao gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ...
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia Việt Nam tư vấn cho dự án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng lại cho rằng việc tổ chức không gian các chùm đô thị như vậy là một phép cộng rời rạc, chưa thể hiện được sự hình thành và phát triển của các đô thị nhỏ khác ở các huyện ngoại thành.
Quy hoạch mới cho Hà Nội bảo vệ không gian xanh. Ảnh: HV
Hà Nội mới chủ yếu phát triển đô thị về phía Tây. “Như vậy là không hợp lý. Vì ở đây nhiều nơi nền đất thấp và yếu, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Việc xây dựng sẽ tốn kém do phải tôn cao nền”, Tiến sĩ - Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nhấn mạnh.
Thiếu thực tế
Trong quy hoạch lần này, hành lang xanh cho TP được đặc biệt chú trọng, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên. Hành lang xanh chạy dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách, kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Cùng với đó, thiết lập vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị ở đó, chỉ có các công trình công cộng, sinh thái, cây xanh và mặt nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về quy hoạch lại cho rằng ý tưởng tổ chức hành lang xanh ở giữa các đô thị là xa rời thực tế. Vì đó chỉ là đồng ruộng hoặc làng xóm hiện có nên không có tác dụng nghỉ ngơi và cải thiện môi trường. Trong tương lai, hành lang xanh này sẽ bị xây dựng xâm lấn nếu không được hình thành công viên ngay từ đầu.
“Mặt khác, các nhà lập quy hoạch cũng chưa tính đến việc với nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp hiện có, khi những nơi này chuyển sang không gian xanh thì sẽ phải di dời hay phải chuyển chức năng” - nhóm chuyên gia chỉ rõ.
Trung tâm công cộng chính của thủ đô ở đâu là vấn đề được nhiều chuyên gia quy hoạch kiếm tìm trong quy hoạch Hà Nội mở rộng nhưng chưa thấy. “Cần xác định trung tâm này ở đâu. Ở đó phải có không gian mở, tập trung nhiều công trình văn hóa, dịch vụ, nghỉ dưỡng, vui chơi để người dân có thể tập trung trong những ngày lễ hội, dịp nghỉ ngơi, nơi có thể mít-tinh, tuần hành hàng triệu người. Khu vực Hồ Hoàn Kiếm chỉ thích nghi với đô thị nhỏ, nay đã không còn thích hợp” - nhóm chuyên gia đề xuất. Theo nhóm này, nên đặt trung tâm công cộng ở khu vực Hồ Tây bởi ở đây có các dải đất ven sông, ven hồ dễ tạo bản sắc cho đô thị.
Bàn kỹ để có quy hoạch lâu dài Nhóm chuyên gia tư vấn dự án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng cho rằng đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng cần được bàn luận, góp ý cụ thể và nhiều hơn nữa để có đồ án quy hoạch chung hợp lý, có tuổi thọ lâu dài. Tránh tình trạng mỗi lần họp quy hoạch điều chỉnh là xóa bỏ đồ án cũ, lập đồ án mới hoàn toàn như kiểu làm hiện nay, cứ trung bình 10 năm là xóa bỏ đồ án cũ, lập đồ án mới. Đô thị vệ tinh có chức năng khác nhau Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. Sơn Tây là đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía tây nam Hà Nội. Phú Xuyên - Phú Minh là đô thị phía nam, phát triển công nghiệp, kho tàng, các dịch vụ trung chuyển, tiếp vận hàng, phân phối nông sản vùng. Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía bắc Hà Nội, phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài. |
Theo PLTPHCM
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet