Năm 2010 - Mốc thời gian không thể lùi
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, TP còn khoảng 45.000 căn nhà thuộc sở hữu nhà nước, diện tích khoảng 1,2 triệu m2. Trong đó có khoảng 40.000 căn thuộc diện được bán, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Tuy nhiên số lượng người sinh sống đông, diện tích nhà nhỏ nhưng giá trị cao, nên thường phát sinh khiếu kiện, khiến cho việc bán nhà rất khó khăn.
"Nước đến chân" mới nhảy?
Cuối năm 2007, khi có chủ trương dừng bán nhà theo Nghị định (NĐ) 61/CP, người dân đã đổ xô đến cơ quan chức năng nộp hồ sơ xin mua nhà. Số hồ sơ Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thụ lý tăng gấp vài chục lần so với những năm trước.
Mặc dù đã lường trước tình hình, song do khối lượng hồ sơ lớn dồn vào một thời điểm, cán bộ, nhân viên công ty không khỏi lúng túng. Để bảo đảm giải quyết quyền lợi cho người dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định giãn thời điểm kết thúc bán nhà theo NĐ 61/CP đến hết năm 2010. Theo một cán bộ Sở Xây dựng Hà Nội, đây là lần thứ 3 việc bán nhà được gia hạn và năm 2010 lại là hạn cuối, vì vậy không ít người lo ngại tình trạng "nước đến chân" mới nhảy, hồ sơ xin mua nhà lại tăng đột biến như những lần trước.
Về phía người dân cũng có không ít bức xúc, bởi thời gian xử lý hồ sơ bán nhà kéo dài, chậm hơn nhiều so với thời hạn giải quyết được quy định. Thừa nhận thời gian thụ lý hồ sơ bán nhà còn chậm, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, nhiều hồ sơ, nhất là liên quan tới nhà mặt phố, biệt thự, chưa thể bảo đảm thực hiện đúng quy trình bán nhà trong 52 ngày làm việc.
Nguyên nhân là do sổ sách theo dõi tiến độ thụ lý hồ sơ chưa được cập nhật thường xuyên. Trình độ cán bộ còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao, còn tư tưởng xin - cho...
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, tình trạng chậm trễ còn do chính quyền địa phương không tin cơ quan quản lý nhà. Dù cơ quan bán nhà có đẩy nhanh tiến độ, hồ sơ về tới quận, huyện lại tắc, nhiều khâu phải làm lại vì quận, huyện không tin kết quả thụ lý của cơ quan bán nhà... Cũng theo ông Tuấn, nhà ở Hà Nội có đặc điểm rất phức tạp là hình thành từ nhiều nguồn gốc sở hữu khác nhau, diện tích nhà nhỏ nhưng giá trị cao... Mặt khác, việc quản lý sử dụng biến động qua nhiều thời kỳ dẫn đến những vướng mắc như đan xen sở hữu, giấy tờ thất lạc.
Đặc biệt, tình trạng nhiều hộ dùng chung công trình phụ, quá trình sử dụng đã cơi nới, cải tạo... không thể hoạch định được diện tích phụ khi bán, nên tranh chấp trong sử dụng thường xảy ra nhiều và kéo dài. Vì vậy, việc bán nhà cũng phải dừng để chờ giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện.
Giải quyết dứt điểm trong năm 2010
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, trong số 40.000 căn hộ thuộc diện được bán và cấp giấy chứng nhận, các đơn vị quản lý nhà đang quản lý khoảng 10.000 căn (trong đó có khoảng 6.000 hộ đã nộp đơn mua nhà) sẽ được giải quyết bán hết trong năm 2010 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Số còn lại, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao UBND các quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết cấp giấy chứng nhận, thu tiền sử dụng đất theo NĐ 61/CP, trong đó có khoảng 18.000 căn nhà cấp 4 không còn cơ quan quản lý hoặc đã giao cho các hộ tự quản, đã xây dựng lại; 12.000 căn thuộc diện không còn cơ quan quản lý nhưng chưa kê khai nhà đất.
Với nhà biệt thự thuộc diện được bán theo NĐ 61/CP, các sở Xây dựng và Quy hoạch - Kiến trúc đã trình TP ban hành quy chế quản lý, sử dụng, bảo tồn, cải tạo; danh mục biệt thự được bán; giá bán nhà ở vị trí mặt đường có khả năng sinh lời cao; quy chế bán nhà trong phố cổ, giá bán với trường hợp mua chuyển dịch, quy về một chủ... Vấn đề lớn nhất hiện nay là tình trạng nhà sở hữu nhà nước trong phố cổ, mặc dù người dân có đơn xin sửa chữa, mua nhà và cấp giấy chứng nhận nhưng chưa giải quyết được do thuộc diện nhà cổ cần bảo tồn theo quy chế quản lý phố cổ. Bên cạnh đó, một số trường hợp vướng mắc như bán nhà trong khu vực có quy hoạch, bán nhà khi đã mua chuyển dịch quy về một chủ... đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để cơ quan chức năng có hướng giải quyết.
Để đẩy nhanh tiến độ bán nhà theo NĐ 61/CP, cấp sổ đỏ, TP đã kiện toàn, củng cố Hội đồng bán nhà và bộ máy giúp việc, đồng thời yêu cầu các đơn vị bán nhà, UBND các quận, huyện cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện bộ phận "một cửa", công khai quy trình thủ tục, hồ sơ, thời gian thụ lý, danh sách nhà được bán... thiết lập đường dây nóng để kịp thời xử lý khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc phát sinh. "Sở Xây dựng Hà Nội từng bước đưa công nghệ tin học áp dụng vào in vẽ giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ bán nhà. Sở cũng cam kết xử lý nghiêm cá nhân cố tình cản trở công tác bán nhà, nhũng nhiễu dân" - ông Tuấn cho biết.
Cuối năm 2007, khi có chủ trương dừng bán nhà theo Nghị định (NĐ) 61/CP, người dân đã đổ xô đến cơ quan chức năng nộp hồ sơ xin mua nhà. Số hồ sơ Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thụ lý tăng gấp vài chục lần so với những năm trước.
Mặc dù đã lường trước tình hình, song do khối lượng hồ sơ lớn dồn vào một thời điểm, cán bộ, nhân viên công ty không khỏi lúng túng. Để bảo đảm giải quyết quyền lợi cho người dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định giãn thời điểm kết thúc bán nhà theo NĐ 61/CP đến hết năm 2010. Theo một cán bộ Sở Xây dựng Hà Nội, đây là lần thứ 3 việc bán nhà được gia hạn và năm 2010 lại là hạn cuối, vì vậy không ít người lo ngại tình trạng "nước đến chân" mới nhảy, hồ sơ xin mua nhà lại tăng đột biến như những lần trước.
Về phía người dân cũng có không ít bức xúc, bởi thời gian xử lý hồ sơ bán nhà kéo dài, chậm hơn nhiều so với thời hạn giải quyết được quy định. Thừa nhận thời gian thụ lý hồ sơ bán nhà còn chậm, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, nhiều hồ sơ, nhất là liên quan tới nhà mặt phố, biệt thự, chưa thể bảo đảm thực hiện đúng quy trình bán nhà trong 52 ngày làm việc.
Nguyên nhân là do sổ sách theo dõi tiến độ thụ lý hồ sơ chưa được cập nhật thường xuyên. Trình độ cán bộ còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao, còn tư tưởng xin - cho...
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, tình trạng chậm trễ còn do chính quyền địa phương không tin cơ quan quản lý nhà. Dù cơ quan bán nhà có đẩy nhanh tiến độ, hồ sơ về tới quận, huyện lại tắc, nhiều khâu phải làm lại vì quận, huyện không tin kết quả thụ lý của cơ quan bán nhà... Cũng theo ông Tuấn, nhà ở Hà Nội có đặc điểm rất phức tạp là hình thành từ nhiều nguồn gốc sở hữu khác nhau, diện tích nhà nhỏ nhưng giá trị cao... Mặt khác, việc quản lý sử dụng biến động qua nhiều thời kỳ dẫn đến những vướng mắc như đan xen sở hữu, giấy tờ thất lạc.
Đặc biệt, tình trạng nhiều hộ dùng chung công trình phụ, quá trình sử dụng đã cơi nới, cải tạo... không thể hoạch định được diện tích phụ khi bán, nên tranh chấp trong sử dụng thường xảy ra nhiều và kéo dài. Vì vậy, việc bán nhà cũng phải dừng để chờ giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện.
Giải quyết dứt điểm trong năm 2010
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, trong số 40.000 căn hộ thuộc diện được bán và cấp giấy chứng nhận, các đơn vị quản lý nhà đang quản lý khoảng 10.000 căn (trong đó có khoảng 6.000 hộ đã nộp đơn mua nhà) sẽ được giải quyết bán hết trong năm 2010 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Số còn lại, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao UBND các quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết cấp giấy chứng nhận, thu tiền sử dụng đất theo NĐ 61/CP, trong đó có khoảng 18.000 căn nhà cấp 4 không còn cơ quan quản lý hoặc đã giao cho các hộ tự quản, đã xây dựng lại; 12.000 căn thuộc diện không còn cơ quan quản lý nhưng chưa kê khai nhà đất.
Với nhà biệt thự thuộc diện được bán theo NĐ 61/CP, các sở Xây dựng và Quy hoạch - Kiến trúc đã trình TP ban hành quy chế quản lý, sử dụng, bảo tồn, cải tạo; danh mục biệt thự được bán; giá bán nhà ở vị trí mặt đường có khả năng sinh lời cao; quy chế bán nhà trong phố cổ, giá bán với trường hợp mua chuyển dịch, quy về một chủ... Vấn đề lớn nhất hiện nay là tình trạng nhà sở hữu nhà nước trong phố cổ, mặc dù người dân có đơn xin sửa chữa, mua nhà và cấp giấy chứng nhận nhưng chưa giải quyết được do thuộc diện nhà cổ cần bảo tồn theo quy chế quản lý phố cổ. Bên cạnh đó, một số trường hợp vướng mắc như bán nhà trong khu vực có quy hoạch, bán nhà khi đã mua chuyển dịch quy về một chủ... đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để cơ quan chức năng có hướng giải quyết.
Để đẩy nhanh tiến độ bán nhà theo NĐ 61/CP, cấp sổ đỏ, TP đã kiện toàn, củng cố Hội đồng bán nhà và bộ máy giúp việc, đồng thời yêu cầu các đơn vị bán nhà, UBND các quận, huyện cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện bộ phận "một cửa", công khai quy trình thủ tục, hồ sơ, thời gian thụ lý, danh sách nhà được bán... thiết lập đường dây nóng để kịp thời xử lý khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc phát sinh. "Sở Xây dựng Hà Nội từng bước đưa công nghệ tin học áp dụng vào in vẽ giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ bán nhà. Sở cũng cam kết xử lý nghiêm cá nhân cố tình cản trở công tác bán nhà, nhũng nhiễu dân" - ông Tuấn cho biết.
Theo Báo Hà Nội mới
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet