Theo báo cáo do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra ngày 25/6 về chu kỳ thị trường nhà đất, cố vấn Ngân hàng trung ương Na Uy Marius Jurgilas và nhà kinh tế cao cấp của Fed ở San Francisco, Kevin Lansing nhận thấy sự tương đồng trong các khảo sát dự đoán giá nhà ở Mỹ 5 năm trước và ở Na Uy hiện nay.

Theo các tác giả, trước khi bùng nổ thị trường nhà đất ở Mỹ, người mua nhà trở nên lạc quan về việc giá nhà tăng hơn nữa. Trong khi theo lẽ thường, giá cao hơn đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn, chứ không phải cao hơn.

Na Uy đối mặt với "bong bóng" nhà đất | ảnh 1

Tại Na Uy, giá nhà tăng gần 30% kể từ năm 2006. Giống các nhà đầu tư nhà đất ở Mỹ, người Na Uy có vẻ kỳ vọng lợi nhuận cao trừ thị trường nhà đất ngay cả sau khi chỉ số giá mua so với giá thuê nhà (price-to-rent ratio) tăng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ giá mua càng đắt so với giá thuê nhà, và thuê tốt hơn mua nhà.

Tình hình kinh tế Na Uy khá hơn phần còn lại ở châu Âu, một phần nhờ thị trường nhà đất bùng nổ. Ngân hàng trung ương nước này cũng đã cảnh báo các rủi ro dài hạn tới nền kinh tế từ giá nhà đất tăng cao. Tuy nhiên, tháng trước nước này vẫn giữ lãi suất ổn định tại 1,5% và tỏ ý sẽ giữ nguyên tỷ lệ này tới mùa xuân năm 2013.

Một báo cáo từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đầu năm nay cũng chỉ ra giá nhà ở Na Uy có thể "sai lệch" từ 15-20%. Việc hình thành bong bóng tài sản rất khó xác định, vì khó lòng biết giá tài sản tăng do động cơ mạo hiểm, hay do các nền tảng kinh tế chính đáng.

Theo các tác giả báo cáo, lịch sử chỉ ra sau bùng nổ tín dụng trên quy mô rộng, tốc độ nhanh, kết hợp với giá tài sản tăng, thường luôn là giai đoạn căng thẳng tài chính, và thời gian sẽ trở lời thị trường nhà đất Na Uy có đi theo xu hướng đó hay không.

(Theo DVT)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME