Mỹ: Các đại gia tài chính bất động sản "cầu cứu" Chính phủ
Theo thông tin từ Tập đoàn cho vay thế chấp nhà lớn nhất nước Mỹ Fannie Mae thì tập đoàn này lại vừa cầu cứu chính phủ cho vay thêm 8,5 tỷ USD sau khi bị thua lỗ nặng trong quý I/2011.
Báo cáo tài chính của tập đoàn công bố ngày 6/5 cho biết trong ba tháng đầu năm nay, Fannie Mae lỗ 8,7 tỷ USD.
Theo Fannie Mae, nguyên nhân thua lỗ là do giá nhà giảm 1,8% trong ba tháng đầu năm khiến số nhà bị tịch thu tăng lên khi nhiều chủ nhà vay tiền thế chấp để mua nhà, nhưng phải bỏ nhà khi giá bán không bằng số tiền đã vay thế chấp.
Với khoản đề nghị "cứu trợ" trên, tổng số tiền mà tập đoàn ngân hàng này vay chính phủ từ tháng 9/2008 đã lên tới 99,7 tỷ USD. Đây là gói cứu trợ lớn nhất của chính phủ đối với một công ty.
Trong khi đó, một "đại gia" cho vay thế chấp khác của Mỹ là Freddie Mac mới đây cũng thông báo lỗ gần 1 tỷ USD trong quý đầu năm nay nhưng không yêu cầu chính phủ cấp thêm vốn vay. Như vậy, cả hai "đại gia" cho vay thế chấp nhà của Mỹ đã đề nghị chính phủ hỗ trợ khoảng 164 tỷ USD.
Bộ Tài chính Mỹ dự kiến tổng giá trị các gói cứu trợ phải lên tới 259 tỷ USD mới có thể giải quyết được khoản lỗ của hai ngân hàng thế chấp khổng lồ này do các khoản vay xấu gây ra.
Trong đề xuất ngân sách cho năm 2011, chính quyền của Tổng thống Barack Obama nâng mức đầu tư tối đa cho hai tập đoàn đóng vai trò chủ chốt trong chương trình của Tổng thống nhằm "giải cứu" thị trường nhà đất Mỹ lên 188 tỷ USD, tăng 18 tỷ USD so với mức 170 tỷ USD mà chính quyền đưa ra vào tháng 8/2009.
Chính quyền Obama cũng dự tính sẽ tiếp tục bơm tiền vào hai đại gia này đến hết năm 2011. Theo ước tính của chính quyền, đến năm 2020, Fannie và Freddie sẽ thanh toán cho Bộ Tài chính Mỹ 97 tỷ USD dưới dạng cổ tức.
Tuy nhiên, giới phân tích tài chính nghi ngờ cách tính toán nói trên của chính quyền Obama. Ed Pinto, chuyên gia tư vấn về nhà ở cho ngân hàng Fannie Mae, nói rằng cách tính của chính quyền "quá lạc quan". Đó là một tài liệu mang tính chính trị và những người chắp bút viết tài liệu đó chỉ hy vọng vào điều tốt nhất".
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cơ quan liên bang cung cấp số liệu kinh tế cho Quốc hội Mỹ, ước tính với việc hỗ trợ Freddie Mac và Fannie Mae, ngân sách liên bang sẽ bị mất 389 tỷ USD cho đến hết năm 2019.
Theo các chuyên gia tài chính, việc giải cứu Fannie và Freddie là vụ giải quyết hậu quả của cuộc suy thoái tài chính gây tốn kém nhất và thông báo tài chính của hai công ty này cho thấy cả hai đều chưa tìm thấy con đường làm ăn có lãi.
Theo Fannie Mae, nguyên nhân thua lỗ là do giá nhà giảm 1,8% trong ba tháng đầu năm khiến số nhà bị tịch thu tăng lên khi nhiều chủ nhà vay tiền thế chấp để mua nhà, nhưng phải bỏ nhà khi giá bán không bằng số tiền đã vay thế chấp.
Với khoản đề nghị "cứu trợ" trên, tổng số tiền mà tập đoàn ngân hàng này vay chính phủ từ tháng 9/2008 đã lên tới 99,7 tỷ USD. Đây là gói cứu trợ lớn nhất của chính phủ đối với một công ty.
Trong khi đó, một "đại gia" cho vay thế chấp khác của Mỹ là Freddie Mac mới đây cũng thông báo lỗ gần 1 tỷ USD trong quý đầu năm nay nhưng không yêu cầu chính phủ cấp thêm vốn vay. Như vậy, cả hai "đại gia" cho vay thế chấp nhà của Mỹ đã đề nghị chính phủ hỗ trợ khoảng 164 tỷ USD.
Bộ Tài chính Mỹ dự kiến tổng giá trị các gói cứu trợ phải lên tới 259 tỷ USD mới có thể giải quyết được khoản lỗ của hai ngân hàng thế chấp khổng lồ này do các khoản vay xấu gây ra.
Trong đề xuất ngân sách cho năm 2011, chính quyền của Tổng thống Barack Obama nâng mức đầu tư tối đa cho hai tập đoàn đóng vai trò chủ chốt trong chương trình của Tổng thống nhằm "giải cứu" thị trường nhà đất Mỹ lên 188 tỷ USD, tăng 18 tỷ USD so với mức 170 tỷ USD mà chính quyền đưa ra vào tháng 8/2009.
Chính quyền Obama cũng dự tính sẽ tiếp tục bơm tiền vào hai đại gia này đến hết năm 2011. Theo ước tính của chính quyền, đến năm 2020, Fannie và Freddie sẽ thanh toán cho Bộ Tài chính Mỹ 97 tỷ USD dưới dạng cổ tức.
Tuy nhiên, giới phân tích tài chính nghi ngờ cách tính toán nói trên của chính quyền Obama. Ed Pinto, chuyên gia tư vấn về nhà ở cho ngân hàng Fannie Mae, nói rằng cách tính của chính quyền "quá lạc quan". Đó là một tài liệu mang tính chính trị và những người chắp bút viết tài liệu đó chỉ hy vọng vào điều tốt nhất".
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cơ quan liên bang cung cấp số liệu kinh tế cho Quốc hội Mỹ, ước tính với việc hỗ trợ Freddie Mac và Fannie Mae, ngân sách liên bang sẽ bị mất 389 tỷ USD cho đến hết năm 2019.
Theo các chuyên gia tài chính, việc giải cứu Fannie và Freddie là vụ giải quyết hậu quả của cuộc suy thoái tài chính gây tốn kém nhất và thông báo tài chính của hai công ty này cho thấy cả hai đều chưa tìm thấy con đường làm ăn có lãi.
(Theo Vietnam+)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet