Mục tiêu đạt 10 triệu m2 nhà ở cho công nhân đến năm 2015 | ảnh 1
Khu chung cư giá rẻ cho công nhân thuê tại Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chủ trì buổi lễ.

Hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, trong đó trên 70% lao động là người ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở, tuy nhiên chỉ có chưa đầy 10% số lao động này được ở trong các khu nhà ở được xây dựng từ nguồn vốn NSNN hoặc từ DN. Còn lại trên 90% số lao động thuê nhà trọ của các hộ dân tự xây dựng trong các khu dân cư lân cận KCN.

Kết quả “muối bỏ biển”

Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, một trong những mục tiêu lớn nhất là phấn đấu đến năm 2015 cả nước sẽ có 10 triệu mét vuông nhà ở cho CNLĐ tại các KCN, tương đương 350.000 căn hộ, giải quyết chỗ ở cho khoảng 1 triệu người, trong đó Nhà nước và DN đầu tư 3 triệu mét vuông; hộ gia đình, cá nhân đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước là 7 triệu mét vuông.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện cả nước có trên 260 KCN thu hút gần 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 53,6 tỉ USD và gần 4.400 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 400.000 tỉ đồng. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước nhưng giai cấp CN Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đời sống người CN hiện vẫn hết sức khó khăn, trong đó có một thực tế là hàng vạn công nhân ở các KCN, KCX phải thuê nhà ở trong điều kiện tạm bợ, thiếu thốn và không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu.

Kết quả điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, nhà ở cho CNLĐ có 3 loại: Nhà do Nhà nước đầu tư xây dựng tại các KCN, có chất lượng cao nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ: Khoảng 1% tổng số nhà trọ của công nhân, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai...

Loại 2 là loại do các DN xây dựng trong khuôn viên KCN, có chất lượng tốt hơn nhà ở do hộ dân xây dựng nhưng cuộc sống của CN lại bị tách biệt với cộng đồng dân cư và thiếu các công trình hạ tầng xã hội đi kèm. Loại 3 là nhà ở do các hộ dân ở cạnh KCN xây dựng tạm để CN thuê, số này chiếm trên 90% tổng số nhà trọ CN.

Trong khi mức thu nhập bình quân hằng tháng của CNLĐ trong các KCN chỉ từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng thì chi phí thuê nhà lên tới hơn 200.000 đồng/người/tháng. Các phòng trọ thuê của tư nhân hầu hết chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 2-3m2/người, không đảm bảo vệ sinh, nơi ăn ở tạm bợ, nhếch nhác.

Nhiều CN đến tuổi xây dựng gia đình khi sinh con phải bỏ việc vì quanh KCN không có nhà trẻ, mẫu giáo, hoặc phải chấp nhận gửi con về quê... Tình trạng “nhảy việc” do thu nhập thấp và không ổn định về chỗ ở đã dẫn tới các DN thiếu lao động, CN mất việc làm diễn ra thường xuyên.  

Điều đáng nói là đầu tư nhà ở cho CN là chủ trương lớn của Chính phủ từ nhiều năm nay, trong đó Quyết định 66/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là một trong những chính sách quyết liệt nhất cho phát triển nhà ở CN với nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích như hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào... Nhờ vậy, sau 2 năm triển khai, cả nước đã có 27 dự án nhà ở cho CN được khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng, tổng diện tích sàn 867.000m2, giải quyết chỗ ở gần 140.000 CN.

Hiện đã có 9 dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nếu so sánh con số này với thực trạng hơn 1 triệu CN vẫn đang ở thuê tạm bợ trong nhà trọ tư nhân thì kết quả này đúng là “muối bỏ biển”...

Đâu là nguyên nhân?

Trao đổi với báo giới bên lề lễ ký chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược nhà ở, trong đó trọng tâm là nhà ở cho CN giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Xây dựng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến việc xây dựng nhà ở cho CNLĐ các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đề ra là do các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lĩnh vực này chưa đủ mạnh, việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất gần như không đáng kể; các địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nhà ở cho CNLĐ, các DN thì thiếu mặn mà...

“Vướng vì nhiều cơ chế chính sách cần phải tháo gỡ, mình Tổng LĐLĐVN thì không làm được mà cần sự phối hợp của Bộ Tài chính, NHNN, Bộ TNMT về đất, chính sách thuế, vốn, tín dụng...”, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nói.

Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc xây dựng nhà ở cho CN trong các KCN hiện nay không đơn giản vì không còn đất sạch do trong quá trình phát triển xây dựng KCN, nhiều chủ đầu tư và cơ quan thẩm định khi xây dựng KCN đã không tính đến quy hoạch đất để làm nhà ở.

Ngoài ra, 90% CN thuê nhà của tư nhân nhưng hiện chưa có chính sách khuyến khích nào hỗ trợ về vốn để người dân vay vốn ưu đãi cho cải tạo nhà ở theo tiêu chuẩn cho thuê; cũng chưa có quy định bắt buộc các DN sử dụng lao động tham gia xây dựng nhà ở cho CN...  

Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cho rằng 10 triệu mét vuông nhà ở cho CNLĐ vào năm 2015 không phải là mục tiêu quá tham vọng nếu có sự đồng lòng và huy động được sức mạnh tổng hợp của xã hội. “Nếu các bộ, ngành, DN, người dân đều vào cuộc, tôi tin tưởng chúng ta sẽ thành công, giá thành nhà cho CN sẽ hạ xuống. Còn nếu để giá thành xây dựng 1m2 nhà ở cho CN vẫn cao như hiện tại thì chúng ta mới là thành công một phần thôi”, Chủ tịch Tùng thẳng thắn nhận định.

“Trong chương trình phối hợp hành động giữa Tổng LĐLĐVN và Bộ Xây dựng, để tháo gỡ tình trạng này, mục tiêu của chúng tôi tới đây nhà ở cho CN một phần sẽ do Nhà nước đầu tư cho CN thuê với giá rẻ, không phải tất cả đều bán, một phần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đặc biệt các DN chung tay với nhau, đồng thời động viên tư nhân có đất, có điều kiện thì cùng xây nhà cho CN thuê. Chương trình cũng sẽ tìm cách phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ về thuế,  vay vốn...

Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng đó chỉ là một phần thôi. Với thu nhập của hiện tại thì CN không thể đủ tiền mua nhà dù giá thấp mà đòi hỏi chúng ta phải từng bước thực hiện chủ trương của Chính phủ theo Luật Lao động vừa được Quốc hội thông qua là cần tăng tiền lương tối thiểu lên, đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ.

Cùng với đó là xã hội hóa nhà ở cho CN, hạ giá thành nhà xuống, đặc biệt là các DN sử dụng lao động trong KCX, KCN phải có trách nhiệm lo nhà ở cho CN... Có vậy mới tạo ra được sự thay đổi thiết thực trong đời sống CNLĐ các KCN hiện nay”.

(Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng)

(Theo Lao động)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME