Mua căn hộ “lúa non”: Thiệt đủ đường
Sau nhiều lần lỡ hẹn, chủ đầu tư dự án cao ốc căn hộ BMC - Hưng Long (Q.7, TP.HCM) đã chấp nhận phương án trả lại tiền cho khách hàng.
Những khách hàng mua lại suất mua căn hộ này với chênh lệch cả trăm triệu đồng chịu thiệt đơn thiệt kép.
Dự án căn hộ cao cấp BMC - Hưng Long do Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại (BMC) thực hiện gồm năm cao ốc (hai cao ốc 22 tầng và ba cao ốc 25 tầng).
Quá hạn chưa giao căn hộ
Khởi công vào tháng 7-2007, dự án cao ốc căn hộ cao cấp BMC - Hưng Long được chủ đầu tư bán vào đầu năm 2008. Trong hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ ký với khách hàng, chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao căn hộ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12-2009.
Tuy nhiên đến nay, theo một số khách hàng, dự án vẫn còn ngổn ngang, không chỉ chậm theo hợp đồng mà còn có thể kéo dài thêm một thời gian nữa. Và đây là lý do nhiều khách hàng phản ứng đòi lại vốn đã góp, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư bù đắp thiệt hại.
Trong thông báo gửi khách hàng, BMC công bố hai phương án để khách hàng chọn lựa, tiếp tục góp vốn và chịu phạt lãi suất quá hạn nếu chậm nộp tiền hoặc nhận lại vốn đã góp.
Một lãnh đạo của BMC nói đơn vị “cam kết sẽ hoàn trả vốn cho khách hàng đã góp trong thời gian từ 31-3 đến 30-4”.
Chủ đầu tư cũng đề xuất biện pháp “bù đắp và chia sẻ với những khó khăn chung của cả hai bên” cho khách hàng nhận lại vốn góp.
Cụ thể, những khách hàng góp vốn đúng tiến độ hợp đồng được trả lãi suất 8%/năm cho khoản tiền đã góp đến ngày 31-12-2009. Từ 1-1-2010 đến khi trả tiền, công ty chịu thêm khoản lãi suất 1,5%/tháng.
Riêng khách hàng góp vốn không đúng tiến độ, khoản vốn đã góp chỉ được tính lãi suất 3%/năm đến hết 31-12-2009, từ 1-1-2010 đến khi khách hàng nhận lại tiền được trả lãi suất 1,5%/tháng.
Khó cho người góp vốn
Mục tiêu góp vốn để có căn hộ không thành nhưng một số khách hàng cho biết “hài lòng” trước thông tin sẽ được nhận lại tiền vì “tưởng mất luôn” rồi.
“Dự án vẫn chưa biết bao giờ mới hoàn tất, tiếp tục theo đuổi dự án thì vốn bị ngâm thêm. Việc nhận lại tiền, dù thiệt hại nặng nhưng không bị mất vốn...” - chị H., một khách hàng mua căn hộ dự án này, nói.
Thế nhưng, như chị N. lại khá bức xúc vì cần chỗ ở, gia đình đã mua lại suất góp vốn của người khác với chênh lệch 280 triệu đồng/căn. Khi thấy dự án triển khai ì ạch, chị đã liên hệ với chủ đầu tư và được lãnh đạo đơn vị này cam kết sẽ giao nhà đúng tiến độ.
Nếu tiếp tục theo đuổi dự án này, gia đình chị chẳng biết còn phải thuê nhà bao lâu nữa vì chủ đầu tư không công bố cụ thể thời hạn hoàn tất dự án. Còn nhận lại vốn góp thì thiệt đủ đường vì mất tiền chênh lệch đã trả, lãi suất mà công ty trả không đủ bù đắp cho thiệt hại.
Một số khách hàng còn cho biết đã bị phía chủ đầu tư xử ép. Như anh T. - mua hai căn hộ, phải trả chênh lệch giá khá lớn. Cuối tháng 5-2008, do chậm thanh toán đợt 2 cho đủ 30% giá trị căn hộ, chủ đầu tư yêu cầu anh phải thanh lý hợp đồng một căn hộ. Chủ đầu tư thông báo “sẽ không chịu trách nhiệm” nếu không thanh lý hợp đồng.
Do kẹt tiền, anh T. buộc phải thanh lý một hợp đồng, chịu phạt 10% hợp đồng, lên tới hơn 200 triệu đồng. “Chỉ vì chậm nộp trong chưa đầy hai tháng, tôi mất hơn 200 triệu đồng, còn công ty triển khai dự án không đúng tiến độ thì chỉ chịu tiền lãi khá thấp” - anh T. nói.
Người mua nắm lưỡi dao
Theo luật sư Nguyễn Sa Linh - văn phòng luật sư Gia Linh, do chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án nên nếu chọn lựa phương án rút lại vốn góp ban đầu, khách hàng không thể kiện để đòi thêm bồi thường do phát sinh thỏa thuận mới.
Hơn nữa, trong phần trách nhiệm chủ đầu tư, hầu hết các hợp đồng mua bán căn hộ đều ràng buộc quy định sẽ bồi thường theo lãi suất ngân hàng nếu dự án bị chậm so với thời hạn giao sản phẩm được cam kết trong hợp đồng.
Đây là quy định có lợi cho chủ đầu tư, nhưng lại phù hợp với các quy định của pháp luật về giao dịch nhà đất.
Vì vậy, người mua cần thận trọng khi ký kết các hợp đồng mua căn hộ. Đặc biệt, với những hợp đồng góp vốn ở những dự án chưa hoàn tất phần móng, mức độ rủi ro càng cao do người mua không được trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư mà với sàn giao dịch bất động sản. Khi xảy ra sự cố, khách hàng có thể mất vốn.
Dự án căn hộ cao cấp BMC - Hưng Long do Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại (BMC) thực hiện gồm năm cao ốc (hai cao ốc 22 tầng và ba cao ốc 25 tầng).
Quá hạn chưa giao căn hộ
Khởi công vào tháng 7-2007, dự án cao ốc căn hộ cao cấp BMC - Hưng Long được chủ đầu tư bán vào đầu năm 2008. Trong hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ ký với khách hàng, chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao căn hộ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12-2009.
Tuy nhiên đến nay, theo một số khách hàng, dự án vẫn còn ngổn ngang, không chỉ chậm theo hợp đồng mà còn có thể kéo dài thêm một thời gian nữa. Và đây là lý do nhiều khách hàng phản ứng đòi lại vốn đã góp, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư bù đắp thiệt hại.
Trong thông báo gửi khách hàng, BMC công bố hai phương án để khách hàng chọn lựa, tiếp tục góp vốn và chịu phạt lãi suất quá hạn nếu chậm nộp tiền hoặc nhận lại vốn đã góp.
Một lãnh đạo của BMC nói đơn vị “cam kết sẽ hoàn trả vốn cho khách hàng đã góp trong thời gian từ 31-3 đến 30-4”.
Chủ đầu tư cũng đề xuất biện pháp “bù đắp và chia sẻ với những khó khăn chung của cả hai bên” cho khách hàng nhận lại vốn góp.
Cụ thể, những khách hàng góp vốn đúng tiến độ hợp đồng được trả lãi suất 8%/năm cho khoản tiền đã góp đến ngày 31-12-2009. Từ 1-1-2010 đến khi trả tiền, công ty chịu thêm khoản lãi suất 1,5%/tháng.
Riêng khách hàng góp vốn không đúng tiến độ, khoản vốn đã góp chỉ được tính lãi suất 3%/năm đến hết 31-12-2009, từ 1-1-2010 đến khi khách hàng nhận lại tiền được trả lãi suất 1,5%/tháng.
Khó cho người góp vốn
Mục tiêu góp vốn để có căn hộ không thành nhưng một số khách hàng cho biết “hài lòng” trước thông tin sẽ được nhận lại tiền vì “tưởng mất luôn” rồi.
“Dự án vẫn chưa biết bao giờ mới hoàn tất, tiếp tục theo đuổi dự án thì vốn bị ngâm thêm. Việc nhận lại tiền, dù thiệt hại nặng nhưng không bị mất vốn...” - chị H., một khách hàng mua căn hộ dự án này, nói.
Thế nhưng, như chị N. lại khá bức xúc vì cần chỗ ở, gia đình đã mua lại suất góp vốn của người khác với chênh lệch 280 triệu đồng/căn. Khi thấy dự án triển khai ì ạch, chị đã liên hệ với chủ đầu tư và được lãnh đạo đơn vị này cam kết sẽ giao nhà đúng tiến độ.
Nếu tiếp tục theo đuổi dự án này, gia đình chị chẳng biết còn phải thuê nhà bao lâu nữa vì chủ đầu tư không công bố cụ thể thời hạn hoàn tất dự án. Còn nhận lại vốn góp thì thiệt đủ đường vì mất tiền chênh lệch đã trả, lãi suất mà công ty trả không đủ bù đắp cho thiệt hại.
Một số khách hàng còn cho biết đã bị phía chủ đầu tư xử ép. Như anh T. - mua hai căn hộ, phải trả chênh lệch giá khá lớn. Cuối tháng 5-2008, do chậm thanh toán đợt 2 cho đủ 30% giá trị căn hộ, chủ đầu tư yêu cầu anh phải thanh lý hợp đồng một căn hộ. Chủ đầu tư thông báo “sẽ không chịu trách nhiệm” nếu không thanh lý hợp đồng.
Do kẹt tiền, anh T. buộc phải thanh lý một hợp đồng, chịu phạt 10% hợp đồng, lên tới hơn 200 triệu đồng. “Chỉ vì chậm nộp trong chưa đầy hai tháng, tôi mất hơn 200 triệu đồng, còn công ty triển khai dự án không đúng tiến độ thì chỉ chịu tiền lãi khá thấp” - anh T. nói.
Người mua nắm lưỡi dao
Theo luật sư Nguyễn Sa Linh - văn phòng luật sư Gia Linh, do chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án nên nếu chọn lựa phương án rút lại vốn góp ban đầu, khách hàng không thể kiện để đòi thêm bồi thường do phát sinh thỏa thuận mới.
Hơn nữa, trong phần trách nhiệm chủ đầu tư, hầu hết các hợp đồng mua bán căn hộ đều ràng buộc quy định sẽ bồi thường theo lãi suất ngân hàng nếu dự án bị chậm so với thời hạn giao sản phẩm được cam kết trong hợp đồng.
Đây là quy định có lợi cho chủ đầu tư, nhưng lại phù hợp với các quy định của pháp luật về giao dịch nhà đất.
Vì vậy, người mua cần thận trọng khi ký kết các hợp đồng mua căn hộ. Đặc biệt, với những hợp đồng góp vốn ở những dự án chưa hoàn tất phần móng, mức độ rủi ro càng cao do người mua không được trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư mà với sàn giao dịch bất động sản. Khi xảy ra sự cố, khách hàng có thể mất vốn.
Vẫn mua “lúa non” Dù thị trường căn hộ khá trầm lắng nhưng vẫn có khách hàng phải trả thêm tiền khi mua căn hộ. Như dự án căn hộ Satra - Đất Thành (đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) do Công ty CP Satra - Đất Thành làm chủ đầu tư dù đang làm móng nhưng để có được phiếu đặt cọc giữ chỗ, người mua phải trả thêm 200-300 triệu đồng/căn so với giá bán ban đầu của chủ dự án. Cuối tháng 10-2009, chị X.H. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) được sàn giao dịch bất động sản (BĐS) HB ký thỏa thuận nhận đặt cọc mua căn hộ của dự án Satra - Đất Thành. Ngoài khoản đặt cọc giữ chỗ 50 triệu đồng, chị H. phải trả thêm chênh lệch gần 210 triệu đồng. Tương tự, anh N.B. (Q.3, TP.HCM) cũng phải trả cao hơn 300 triệu đồng so với giá gốc. Theo anh T. - người môi giới BĐS đang rao bán căn hộ này, dự án nằm ở vị trí đắc địa, số lượng căn hộ ít, hàng hiếm nên có nhiều người săn lùng. Tuy nhiên, một số công ty BĐS cho rằng phiếu đặt cọc giữ chỗ đã bị sàn BĐS “làm giá”. Thay vì chờ đến khi hoàn tất móng mới bán sản phẩm, chủ đầu tư đã ký hợp đồng góp vốn với một số sàn BĐS để huy động vốn sau khi dự án được khởi công. Các sàn BĐS sau đó bán nhỏ giọt với chiêu bài đã hết hàng. Một lãnh đạo Công ty CP Satra - Đất Thành thừa nhận thông qua hình thức góp vốn, công ty đã bán 80/125 căn của dự án. Việc công ty chưa ký hợp đồng bán căn hộ là do dự án chưa xong phần móng. “Sau khi xong móng, công ty sẽ ký hợp đồng mua bán với người có phiếu giữ chỗ. Số căn hộ còn lại, công ty tổ chức rút thăm...” - vị lãnh đạo này nói. Tuy nhiên, một số chuyên gia BĐS khuyến cáo việc mua bán phiếu đặt cọc giữ chỗ mua căn hộ chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua, đặc biệt là khi chênh lệch giá khá lớn. |
Theo Tuổi Trẻ
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet