Xin hỏi, nếu tôi mua mảnh đất đó và chuyển thành đất vườn, trồng cây lâu năm hoặc đất ở thì có được không? Tôi có thể tách thửa hoặc tách sổ? Chi phí khoảng bao nhiêu? Thủ tục ra sao? Xin cảm ơn.Trần Nhất Từ ([email protected] )


Trả lời

Việc bạn có được UBND cấp huyện nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (sau khi đã nhận chuyển nhượng QSDĐ) hay không còn tùy thuộc vào quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì UBND sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Theo quyết định 41/2009/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định, để được phép tách thửa đối với đất có mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì thửa đẩt mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu 300m2 (đối với đất ở tại các xã, phường, thị trấn diện tích tối thiểu của một thửa đất sau khi tách thửa là 40m2).

Vì vậy, nếu thửa đất muốn tách thửa có diện tích là 300m2 từ một thửa đất nông nghiệp có diện tích 600m2 thì người sử dụng đất sẽ đủ điều kiện về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa theo quy định.

Cần lưu ý, một số trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cho phép tách thửa kể cả khi đã đủ điều kiện về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, gồm:

1. Trường hợp thửa đất có diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa là 40m2, nhưng có chiều rộng (mặt tiền) hoặc chiều dài (chiều sâu) nhỏ hơn 3m thì không được tách thửa đất đó.

2. Đất được quy hoạch để xây dựng nhà biệt thự;

3.  Đất nằm trong khu quy hoạch đang chờ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;

4. Đất nằm trong các khu đô thị mới mà việc tách thửa dẫn đến ảnh hưởng quy hoạch và kiến trúc của khu đô thị;

5. Đất đang có tranh chấp.

Để được tách thửa, bạn có thể liên hệ phòng tài nguyên - môi trường cấp huyện nơi có đất để nộp hồ sơ, gồm:

+ Đơn xin tách thửa (theo mẫu);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Mức phí tách thửa sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của thửa đất ở khu vực đô thị, khu vực nông thôn đồng bằng hay khu vực nông thôn miền núi (trừ phường Bùi Thị Xuân).

Bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để được giải đáp cụ thể hơn.


Luật sư Nguyễn Văn Hậu
(Theo TTO)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME