Mua bán trao tay chung cư, chủ cuối lãnh đủ
Để yên tâm sống ổn định trong căn hộ chung cư khi chưa có “sổ đỏ”, nhiều người mua cuối cùng đang phải vật nài chủ đầu tiên chấp nhận viết giấy bán nhà trực tiếp và ủy quyền cho mình với giá chênh lệch cả trăm triệu đồng.
“Trào lưu” này đang có xu hướng lan rộng, đẩy khách hàng vào tình cảnh thiệt kép, bởi nhà đến tay họ đã phải qua tay nhiều chủ và nhiều “cò” khiến giá bị đội lên rất cao.
Với đặc thù nhà chung cư thiếu nên ngay sau khi ký được hợp đồng với chủ đầu tư, người mua có thể bán “sang tay” ngay cho chủ thứ hai. Đến khi căn hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (“sổ đỏ”), nó có thể được mua đi bán lại thậm chí tới 9 - 10 lần nữa.
Hơn 100 triệu đồng vẫn chê ít
Chưa kịp vui mừng vì mua được căn chung cư ra ở riêng, ông Nguyễn Tiến Đạt (216A Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngỡ ngàng khi nghe chủ đầu tiên đòi 50 triệu đồng mới đồng ý lập hợp đồng ủy quyền, có công chứng, cho anh thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan tới căn hộ.
“Ở tầng dưới nhà tôi, có gia đình đang vật nài chủ đầu tiên nhận hơn 100 triệu đồng để đổi lấy hợp đồng ủy quyền mà vẫn chưa xong”, ông Đạt kể và lo lắng, không biết đến khi sang tên “sổ đỏ” chủ đầu tiên cho ông, họ sẽ đòi thêm bao nhiêu?
Tiếp xúc với chúng tôi, hàng xóm của ông Đạt hết sức bức xúc nhưng chẳng còn cách nào khác ngoài tăng giá trị “vật nài” lên và hy vọng, “cái giá” họ phải trả dừng ở một giới hạn có thể chấp nhận.
Trớ trêu hơn là trường hợp bà Th., năm 2004 mua trực tiếp căn hộ tại nhà chung cư F (ngõ 28 đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) từ chủ đầu tiên. Khi đó, do tin người và không có kinh nghiệm, bà Th. chỉ yêu cầu hai bên viết giấy bán nhà. “Gần đây tôi đề nghị người bán lập ủy quyền, không ngờ họ từ chối và ép phải bán lại cho người nhà họ với giá rất rẻ mạt”, bà Th. bất bình.
Rủi ro lớn vì mua bán trái luật
Đã từng mua hai căn hộ chung cư từ chủ đầu tư rồi phải bán lại, ông Vũ Đỗ Hoàng (9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thừa nhận, rất tiếc của khi thấy những người mua sau liên tiếp đẩy giá tăng lên 1 - 1,5 tỷ đồng. “Nhưng không thể “quy ra thóc” nỗi tiếc rẻ đó rồi đổ lên đầu người mua cuối cùng - thường phải chịu giá đắt nhất. Nếu họ biếu chủ đầu tiên 15 - 20 triệu đồng do nhiệt tình giúp đỡ là vui vẻ rồi. Còn đòi cả 100 triệu thì quá vô lương tâm”, ông Hoàng nhận xét.
Ông Hoàng phân tích thêm, người mua cuối cùng còn có thể bị các chủ “trung gian” vòi vĩnh để chấp nhận hủy những hợp đồng mua bán nhà của họ. Do đó, nên nhờ luật sư tư vấn ngay từ khi quyết định mua nhà.
Luật sư Lê Thị Thanh Hải, Phó trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Hà và cộng sự (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhận xét, tình trạng mua đi bán lại nhà chung cư khi chưa có “sổ đỏ” bằng hợp đồng mua bán (viết tay) diễn ra rất phổ biến dù trái pháp luật và không tránh khỏi khả năng trốn thuế. Kể cả các bên hợp thức hóa bằng hợp đồng uỷ quyền, khả năng rủi ro rơi về phía người mua vẫn rất lớn.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, các bên vẫn thực hiện việc mua bán thì tại hợp đồng mua bán (viết tay) hoặc hợp đồng ủy quyền phải quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đặc biệt là nghĩa vụ của bên bán. Trong suốt quá trình thực hiện, bên mua phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Như vậy khi xảy ra tranh chấp, trong một số trường hợp pháp luật vẫn có thể bảo vệ bên mua, nếu đủ căn cứ chính đáng.
"Chủ đầu tiên nhận thức rất rõ chỉ có họ mới “hóa giải” được cả quá trình mua đi bán lại căn hộ theo kiểu “viết tay” nên tình trạng bắt chẹt người mua cuối cùng ngày càng phổ biến.
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên còn do chủ đầu tư rất chậm trễ hoàn tất thủ tục làm “sổ đỏ” cho khách hàng. Nếu căn hộ đã có “sổ đỏ”, các giao dịch mua bán sau đó sẽ phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Và tôi cũng chỉ mất một lần tiền cho chủ đầu tiên làm thủ tục sang tên “sổ đỏ” cho tôi", ông Nguyễn Tiến Đạt, 216A Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói.
Với đặc thù nhà chung cư thiếu nên ngay sau khi ký được hợp đồng với chủ đầu tư, người mua có thể bán “sang tay” ngay cho chủ thứ hai. Đến khi căn hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (“sổ đỏ”), nó có thể được mua đi bán lại thậm chí tới 9 - 10 lần nữa.
Hơn 100 triệu đồng vẫn chê ít
Chưa kịp vui mừng vì mua được căn chung cư ra ở riêng, ông Nguyễn Tiến Đạt (216A Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngỡ ngàng khi nghe chủ đầu tiên đòi 50 triệu đồng mới đồng ý lập hợp đồng ủy quyền, có công chứng, cho anh thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi liên quan tới căn hộ.
“Ở tầng dưới nhà tôi, có gia đình đang vật nài chủ đầu tiên nhận hơn 100 triệu đồng để đổi lấy hợp đồng ủy quyền mà vẫn chưa xong”, ông Đạt kể và lo lắng, không biết đến khi sang tên “sổ đỏ” chủ đầu tiên cho ông, họ sẽ đòi thêm bao nhiêu?
Tiếp xúc với chúng tôi, hàng xóm của ông Đạt hết sức bức xúc nhưng chẳng còn cách nào khác ngoài tăng giá trị “vật nài” lên và hy vọng, “cái giá” họ phải trả dừng ở một giới hạn có thể chấp nhận.
Trớ trêu hơn là trường hợp bà Th., năm 2004 mua trực tiếp căn hộ tại nhà chung cư F (ngõ 28 đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) từ chủ đầu tiên. Khi đó, do tin người và không có kinh nghiệm, bà Th. chỉ yêu cầu hai bên viết giấy bán nhà. “Gần đây tôi đề nghị người bán lập ủy quyền, không ngờ họ từ chối và ép phải bán lại cho người nhà họ với giá rất rẻ mạt”, bà Th. bất bình.
Rủi ro lớn vì mua bán trái luật
Đã từng mua hai căn hộ chung cư từ chủ đầu tư rồi phải bán lại, ông Vũ Đỗ Hoàng (9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thừa nhận, rất tiếc của khi thấy những người mua sau liên tiếp đẩy giá tăng lên 1 - 1,5 tỷ đồng. “Nhưng không thể “quy ra thóc” nỗi tiếc rẻ đó rồi đổ lên đầu người mua cuối cùng - thường phải chịu giá đắt nhất. Nếu họ biếu chủ đầu tiên 15 - 20 triệu đồng do nhiệt tình giúp đỡ là vui vẻ rồi. Còn đòi cả 100 triệu thì quá vô lương tâm”, ông Hoàng nhận xét.
Ông Hoàng phân tích thêm, người mua cuối cùng còn có thể bị các chủ “trung gian” vòi vĩnh để chấp nhận hủy những hợp đồng mua bán nhà của họ. Do đó, nên nhờ luật sư tư vấn ngay từ khi quyết định mua nhà.
Luật sư Lê Thị Thanh Hải, Phó trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Hà và cộng sự (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhận xét, tình trạng mua đi bán lại nhà chung cư khi chưa có “sổ đỏ” bằng hợp đồng mua bán (viết tay) diễn ra rất phổ biến dù trái pháp luật và không tránh khỏi khả năng trốn thuế. Kể cả các bên hợp thức hóa bằng hợp đồng uỷ quyền, khả năng rủi ro rơi về phía người mua vẫn rất lớn.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, các bên vẫn thực hiện việc mua bán thì tại hợp đồng mua bán (viết tay) hoặc hợp đồng ủy quyền phải quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đặc biệt là nghĩa vụ của bên bán. Trong suốt quá trình thực hiện, bên mua phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Như vậy khi xảy ra tranh chấp, trong một số trường hợp pháp luật vẫn có thể bảo vệ bên mua, nếu đủ căn cứ chính đáng.
"Chủ đầu tiên nhận thức rất rõ chỉ có họ mới “hóa giải” được cả quá trình mua đi bán lại căn hộ theo kiểu “viết tay” nên tình trạng bắt chẹt người mua cuối cùng ngày càng phổ biến.
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên còn do chủ đầu tư rất chậm trễ hoàn tất thủ tục làm “sổ đỏ” cho khách hàng. Nếu căn hộ đã có “sổ đỏ”, các giao dịch mua bán sau đó sẽ phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Và tôi cũng chỉ mất một lần tiền cho chủ đầu tiên làm thủ tục sang tên “sổ đỏ” cho tôi", ông Nguyễn Tiến Đạt, 216A Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói.
Theo Đất Việt
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet