Mỗi năm tăng gần 17ha đất phi nông nghiệp
Đó là một trong những nội dung cơ bản trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 diễn ra sáng nay.
Theo báo cáo của Bộ TN-MT tại Hội nghị, tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 so với năm 2005 tăng gần 1,78 triệu ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa lại giảm đến 37.546 ha, trung bình mỗi năm giảm hơn 7.000 ha. Có 41/ 63 tỉnh thành giảm diện tích đất trồng lúa, giảm nhiều nhất là các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang…
Trong nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở năm 2010 của cả nước tăng 82.049ha so với năm 2005, song đất ở bình quân đầu người vẫn giữ ở mức 79m²/người, tương đương năm 2005. Diện tích bình quân đất ở/ đầu người rộng rãi nhất là vùng Tây Bắc (127m²/ người) và chật hẹp nhất là Đông Nam Bộ (53m²/người). So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thì có 31/63 tỉnh vượt quy hoạch; 32 tỉnh còn lại không hoàn thành.
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra hồ sơ đất đai của nhiều địa phương, Bộ TN-MT đã phát hiện nhiều sai sót lớn. Nhiều địa phương tranh chấp về địa giới hành chính các cấp, lẽ ra theo quy định phải báo cáo về Bộ TN-MT, song đã không thực hiện việc này. Vùng đất tranh chấp hầu hết đều được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả hai tỉnh, vì vậy dẫn đến thống kê không chính xác. Đây là khó khăn không nhỏ cho việc tính lại tổng diện tích của đơn vị hành chính cấp xã trên phạm vi cả nước theo các loại bản đồ tỷ lệ lớn (hiện đang được triển khai).
Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa số liệu thống kê về đất đai giữa năm 2010 so với năm 2005 còn do kết quả đo vẽ bản đồ địa chính và bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các địa phương đã xác định lại diện tích các loại đất có sự sai khác khá lớn, đơn cử như tỉnh Trà Vinh đo lại đã tăng tới 4.600ha, tỉnh Tiền Gianh tăng 2.653ha…
Một vấn đề khác đáng cảnh báo là tình hình xử lý vi phạm, tranh chấp đất của các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê đất còn rất hạn chế. Cả nước mới có 16 tỉnh báo cáo về nội dung này, trong đó mới có gần 400 tổ chức đã được kiểm tra, xử lý với tổng diện tích là 758 ha.
* Cũng theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời gian qua và 3 năm gần đây vẫn chậm so với Nghị quyết 07/2007 của Quốc hội. Diện tích các loại đất chưa cấp giấy chứng nhận còn rất lớn: đất chuyên dùng còn 53,8% diện tích; đất lâm nghiệp còn hơn 26%. Ngay cả đất ở đô thị, theo thống kê chưa đầy đủ, cũng còn tới 15,1% diện tích chưa cấp.
Trong khi đó, tình trạng tồn đọng giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau vẫn còn nhiều ở một số địa phương: Kiên Giang còn hơn 77.200 giấy, Nam Định còn trên 42.000 và Cao Bằng còn khoảng 40.100 giấy…
Qua kiểm tra công tác cấp giấy chứng nhận, Bộ TN-MT khuyến cáo, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép trong 5 năm qua ở các địa phương là rất phổ biến, nhất là tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở tại các vùng ven Hà Nội và TPHCM. Bên cạnh đó là việc mua gom đất nông nghiệp để chờ dự án, dẫn đến bỏ hoang hóa đất ven các TP lớn. Đây là xu hướng tiêu cực, đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước trong một vài thập kỷ tới.
Trong nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở năm 2010 của cả nước tăng 82.049ha so với năm 2005, song đất ở bình quân đầu người vẫn giữ ở mức 79m²/người, tương đương năm 2005. Diện tích bình quân đất ở/ đầu người rộng rãi nhất là vùng Tây Bắc (127m²/ người) và chật hẹp nhất là Đông Nam Bộ (53m²/người). So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thì có 31/63 tỉnh vượt quy hoạch; 32 tỉnh còn lại không hoàn thành.
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra hồ sơ đất đai của nhiều địa phương, Bộ TN-MT đã phát hiện nhiều sai sót lớn. Nhiều địa phương tranh chấp về địa giới hành chính các cấp, lẽ ra theo quy định phải báo cáo về Bộ TN-MT, song đã không thực hiện việc này. Vùng đất tranh chấp hầu hết đều được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả hai tỉnh, vì vậy dẫn đến thống kê không chính xác. Đây là khó khăn không nhỏ cho việc tính lại tổng diện tích của đơn vị hành chính cấp xã trên phạm vi cả nước theo các loại bản đồ tỷ lệ lớn (hiện đang được triển khai).
Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa số liệu thống kê về đất đai giữa năm 2010 so với năm 2005 còn do kết quả đo vẽ bản đồ địa chính và bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các địa phương đã xác định lại diện tích các loại đất có sự sai khác khá lớn, đơn cử như tỉnh Trà Vinh đo lại đã tăng tới 4.600ha, tỉnh Tiền Gianh tăng 2.653ha…
Một vấn đề khác đáng cảnh báo là tình hình xử lý vi phạm, tranh chấp đất của các tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê đất còn rất hạn chế. Cả nước mới có 16 tỉnh báo cáo về nội dung này, trong đó mới có gần 400 tổ chức đã được kiểm tra, xử lý với tổng diện tích là 758 ha.
* Cũng theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời gian qua và 3 năm gần đây vẫn chậm so với Nghị quyết 07/2007 của Quốc hội. Diện tích các loại đất chưa cấp giấy chứng nhận còn rất lớn: đất chuyên dùng còn 53,8% diện tích; đất lâm nghiệp còn hơn 26%. Ngay cả đất ở đô thị, theo thống kê chưa đầy đủ, cũng còn tới 15,1% diện tích chưa cấp.
Trong khi đó, tình trạng tồn đọng giấy chứng nhận đã ký chưa trao cho người sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau vẫn còn nhiều ở một số địa phương: Kiên Giang còn hơn 77.200 giấy, Nam Định còn trên 42.000 và Cao Bằng còn khoảng 40.100 giấy…
Qua kiểm tra công tác cấp giấy chứng nhận, Bộ TN-MT khuyến cáo, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép trong 5 năm qua ở các địa phương là rất phổ biến, nhất là tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở tại các vùng ven Hà Nội và TPHCM. Bên cạnh đó là việc mua gom đất nông nghiệp để chờ dự án, dẫn đến bỏ hoang hóa đất ven các TP lớn. Đây là xu hướng tiêu cực, đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước trong một vài thập kỷ tới.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet