Mở cửa cân bằng âm dương
Việc mở cửa tại đâu, nhiều hay ít, cửa rộng hay hẹp được phong thủy lâu nay lưu ý yếu tố âm dương sao cho đảm bảo về tầm nhìn, hướng di chuyển và khả năng thích ứng với các sinh hoạt thường ngày.
Ngôi nhà truyền thống mở cửa suốt mặt ngoài là nhờ được vườn tược bao bọc, chọn hướng nam gió lành ít nắng gắt. Dàn cửa rộng đó cũng có chọn lọc, chỉ mở hết vào những ngày tập trung đông người mà thôi. Trong khi đó, ngôi nhà phố thị hôm nay lại thường không được khoảng thiên nhiên che chắn bảo vệ, hướng nắng hướng gió nhiều khi không thuận lợi, mở cửa tùy tiện chính là yếu tố khiến không gian bên trong hứng chịu đủ thứ tiếng ồn, bụi bặm, nắng gắt hay gió lạnh.
Thông thường, những vùng khuất sau tường, ít đi tới được và ít ánh sáng chiếu vào là vùng âm, ngược lại sẽ là vùng dương. Cách mở cửa phải nối kết các vùng cần di chuyển nhiều, còn những vật dụng ổn định sẽ được nằm trong vùng âm. Càng tĩnh tại và kín đáo thì càng cần thuộc về vùng âm, đó là lý do vì sao không nên kê đầu giường ngay cửa vào phòng mà nên có mảng tường che Hậu Chẩm có cửa sổ mở hai bên.
Tất nhiên, cửa đi khác với cửa sổ vì tác động trực tiếp của cửa đi vào không gian nhiều hơn, trong khi cửa sổ tác động đến yếu tố tinh thần (nhìn thấy, cảm thấy) nên mở cửa sổ cần lưu ý nhiều về cảnh quan nhìn từ trong ra và tầm nhìn từ bên ngoài vào.
Nếu ngay sau cánh cửa đi là những không gian sinh hoạt như phòng khách, ăn, bếp hay phòng ngủ thì cửa nên mở vừa phải và kín đáo để tránh Trục Xung. Những ngôi nhà phố có phòng ngủ trên lầu, phía trước mở bộ cửa 4 cánh hết mặt tiền đều luôn phải làm rèm che và thường mở 1, 2 cánh là cùng.
Lối đi thường nối các cửa với nhau nên mở cửa không khéo sẽ chia cắt phần khối tích sử dụng trong nhà ra. Một căn phòng càng có nhiều diện tích vô ích thì càng cần phải xem lại cách sắp xếp vật dụng và mở cửa hợp lý chưa. Như mặt bằng trong hình dưới, có thể thấy các phòng ngủ này bố trí cửa hợp lý, tránh các luồng khí thổi thẳng, tiết kiệm lối đi.
Nguyên tắc cân bằng âm dương cho ta cách mở cửa hợp lý căn cứ theo vùng âm dương trong nhà và thời điểm trong ngày. Ví dụ vào ban ngày nắng gắt (dương thịnh) thì hệ thống cửa cần khép (hợp lý hơn cả là loại cửa có lam chớp hoặc sử dụng rèm xoay) để tăng tính âm nhằm cân bằng lại Nội Khí. Ngược lại ban đêm thì cửa cần mở rộng đón gió, tránh ngủ trong những căn phòng đóng kín cửa sẽ rất tù túng. Tất nhiên khi trời lạnh hoặc mưa gió thì cửa cũng cần đóng để bảo toàn Nội Khí.
Thông thường, những vùng khuất sau tường, ít đi tới được và ít ánh sáng chiếu vào là vùng âm, ngược lại sẽ là vùng dương. Cách mở cửa phải nối kết các vùng cần di chuyển nhiều, còn những vật dụng ổn định sẽ được nằm trong vùng âm. Càng tĩnh tại và kín đáo thì càng cần thuộc về vùng âm, đó là lý do vì sao không nên kê đầu giường ngay cửa vào phòng mà nên có mảng tường che Hậu Chẩm có cửa sổ mở hai bên.
Tất nhiên, cửa đi khác với cửa sổ vì tác động trực tiếp của cửa đi vào không gian nhiều hơn, trong khi cửa sổ tác động đến yếu tố tinh thần (nhìn thấy, cảm thấy) nên mở cửa sổ cần lưu ý nhiều về cảnh quan nhìn từ trong ra và tầm nhìn từ bên ngoài vào.
Nhằm tạo đối lưu không khí tốt, nhà phố hẹp luôn cần mở được cửa hậu ra sân hoặc giếng trời phía sau. Tùy theo hướng khí hậu của nhà mà cửa sau có thể kết hợp với hệ thống cửa sổ, lam chớp lật hay khe thông gió để dự phòng khi hệ thống cửa đi đóng thì ngôi nhà vẫn có thể “ hô hấp “ tốt .
Theo Lantoday
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet