Mẹ kế tự ý bán tài sản, con ruột có được hưởng thừa kế?
Hỏi: Năm 2010, bố chồng tôi mất. Hiện nay mẹ kế tiến hành đổi sổ hộ khẩu mới để không có tên bố chồng tôi và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 1/2 số tài sản trên...
Bố chồng tôi trước năm 1975 sinh sống với mẹ chồng tôi và có 3 người con trai (chồng tôi là anh cả ), sau đó ông sống với mẹ kế, có 4 người con (2 trai và 2 gái). Ngoài ra, bố chồng tôi còn có một người con trai ngoài giá thú.
Trong thời gian chung sống với mẹ kế, có tài sản chung là 1 miếng đất trồng cây cao su và một ngôi nhà ở cấp 4 (được cấp quyền sử dụng đất năm 2002).
Năm 2010, bố chông tôi mất. Hiện nay mẹ kế tiến hành đổi sổ hộ khẩu mới để không có tên bố chồng tôi và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 1/2 số tài sản trên mà không có sự đồng ý của 3 người con lớn (là chồng tôi và 2 em trai).
Chồng tôi có khiếu nại với Tư pháp xã nhưng cán bộ Tư pháp xã trả lời không có liên quan gì đến quyền tài sản của cha tôi nên vẫn ký. Hồ sơ tách thửa đã được chuyển lên huyện và các bộ địa chính huyện đã tiến hành đo đất.
Chồng tôi tiếp tục khiếu nại lên cán bộ phòng tài nguyên môi trường của huyện và được trả lời là chồng tôi không có quyền đứng đơn khiếu nại (chỉ có 4 người con chung của bố chồng tôi và mẹ kế mới có quyền thừa kế và khiếu nại). Cán bộ Phòng tài nguyên môi trường của huyện nhất định không nhận đơn khiếu nại của chồng tôi, hiện chồng tôi tiếp tục gửi đơn lên huyện bằng đường bưu điện.
Vậy kính xin luật sư giải đáp giúp tôi với nội dung nêu trên, 3 anh em của chồng tôi có được quyền thừa kế không? Khi mẹ kế tiến hành mua bán đất có cần 3 anh em nhà chồng tôi kí không? Lời giải thích của cán bộ Tư pháp xã và tài nguyên môi trường của huyện như vậy có đúng pháp luật không ? (Nguyễn Thị Kim Liên, Bình Phước, 0937260378)
Nếu chỉ là tài sản riêng của người vợ sau, thì những người con không có quyền tranh chấp. Nếu đây là tài sản chung, việc bố chồng bạn sống với người vợ sau không đăng ký kết hôn pháp luật sẽ không công nhận là vợ chồng, vấn đề giải quyết về tài sản sẽ được giải quyết theo Khoản 3 điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình:
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Khi bố bạn có phần sở hữu trong khối tài sản trên mà đã chết và không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho các con (không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú). Lúc này chồng của bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện để được yêu cầu chia di sản thừa kế.
Trong thời gian chung sống với mẹ kế, có tài sản chung là 1 miếng đất trồng cây cao su và một ngôi nhà ở cấp 4 (được cấp quyền sử dụng đất năm 2002).
Năm 2010, bố chông tôi mất. Hiện nay mẹ kế tiến hành đổi sổ hộ khẩu mới để không có tên bố chồng tôi và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 1/2 số tài sản trên mà không có sự đồng ý của 3 người con lớn (là chồng tôi và 2 em trai).
Chồng tôi có khiếu nại với Tư pháp xã nhưng cán bộ Tư pháp xã trả lời không có liên quan gì đến quyền tài sản của cha tôi nên vẫn ký. Hồ sơ tách thửa đã được chuyển lên huyện và các bộ địa chính huyện đã tiến hành đo đất.
Chồng tôi tiếp tục khiếu nại lên cán bộ phòng tài nguyên môi trường của huyện và được trả lời là chồng tôi không có quyền đứng đơn khiếu nại (chỉ có 4 người con chung của bố chồng tôi và mẹ kế mới có quyền thừa kế và khiếu nại). Cán bộ Phòng tài nguyên môi trường của huyện nhất định không nhận đơn khiếu nại của chồng tôi, hiện chồng tôi tiếp tục gửi đơn lên huyện bằng đường bưu điện.
Vậy kính xin luật sư giải đáp giúp tôi với nội dung nêu trên, 3 anh em của chồng tôi có được quyền thừa kế không? Khi mẹ kế tiến hành mua bán đất có cần 3 anh em nhà chồng tôi kí không? Lời giải thích của cán bộ Tư pháp xã và tài nguyên môi trường của huyện như vậy có đúng pháp luật không ? (Nguyễn Thị Kim Liên, Bình Phước, 0937260378)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Chào bạn! Vấn đề chúng tôi cần xác định là phần đất trồng cao su trên là tài sản chung của bố bạn và người vợ sau, hay chỉ là tài sản riêng của người vợ.Nếu chỉ là tài sản riêng của người vợ sau, thì những người con không có quyền tranh chấp. Nếu đây là tài sản chung, việc bố chồng bạn sống với người vợ sau không đăng ký kết hôn pháp luật sẽ không công nhận là vợ chồng, vấn đề giải quyết về tài sản sẽ được giải quyết theo Khoản 3 điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình:
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Khi bố bạn có phần sở hữu trong khối tài sản trên mà đã chết và không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho các con (không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú). Lúc này chồng của bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện để được yêu cầu chia di sản thừa kế.
Văn phòng luật sư Giải Phóng
(Theo Vietnamnet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet