Màu sắc nội thất
Một không gian đẹp là không gian hài hòa giữa các yếu tố kiến trúc, mỹ thuật và tính tương tác tốt với con người. Trong đó, quan trọng là vấn đề màu sắc của nội thất. Nó là yếu tố thị giác đầu tiên tạo nên vẻ khác biệt và thiện cảm cho từng ngôi nhà, từng cá tính. Màu sắc thế nào là đẹp và hài hòa?
Màu tương đồng
Đây là cách phối màu dễ chịu, dễ thích nghi và “dễ tính”. Phản ứng của thị giác sẽ gây nên cảm xúc và khuynh hướng của nhiều người là thích sự nhu hòa của màu sắc, khi các màu tương tác với nhau một cách nhẹ nhàng. Nói đơn giản hơn là màu tone sur tone, theo cách mà chúng ta hay gọi.
Gam màu này không gây cho ta nhiều phản xạ có điều kiện vì không tạo ra sự kích thích não như màu tương phản. Nó tạo nên hiệu ứng nhẹ nhàng, dễ chịu và đôi lúc khiến ta quên đi sự có mặt của nó. Với nguyên tắc sử dụng màu như vậy, bạn sẽ thấy các đồ dùng nội thất nổi bật, gây chú ý nhiều hơn, dựa trên màu nền tổng thể. Màu tương đồng rất được chuộng trong việc sử dụng tô tường hay các mảng lớn. Các màu khác sẽ nhấn lên trên nền này. Đây là sự hòa sắc khá phong phú và dễ chịu, làm cho người bước vào không gian này thấy thoải mái, sảng khoái và hơn hết là có cảm giác ngôi nhà rất hài hòa.
Màu tương phản
Đây là gam màu khá ấn tượng, dành cho những người cá tính mạnh. Tuy nhiên, khi các gam màu tương phản với nhau càng nhiều thì không gian càng có sự cạnh tranh màu gay gắt, đem đến cho con người những phản ứng thị giác khác nhau. Sự tương phản rõ rệt nhất là ở màu sáng – màu tối, màu lạnh – màu nóng , màu đậm – màu nhạt; trong đó, đáng kể đến là màu lạnh và nóng. Khi hai màu đỏ và xanh (hai màu tương phản mạnh) đi cùng trong một không gian nội thất, bạn sẽ thấy hiệu ứng thẩm mỹ và cảm giác thay đổi rất mạnh. Nó làm não bộ và mắt chúng ta hoạt động nhiều hơn. Không gian này thích hợp cho phòng khách, phòng làm việc nhưng phòng ngủ thì không thể.
Sự “ngỗ nghịch” của màu sắc
Đây là cách phối màu dễ chịu, dễ thích nghi và “dễ tính”. Phản ứng của thị giác sẽ gây nên cảm xúc và khuynh hướng của nhiều người là thích sự nhu hòa của màu sắc, khi các màu tương tác với nhau một cách nhẹ nhàng. Nói đơn giản hơn là màu tone sur tone, theo cách mà chúng ta hay gọi.
Gam màu này không gây cho ta nhiều phản xạ có điều kiện vì không tạo ra sự kích thích não như màu tương phản. Nó tạo nên hiệu ứng nhẹ nhàng, dễ chịu và đôi lúc khiến ta quên đi sự có mặt của nó. Với nguyên tắc sử dụng màu như vậy, bạn sẽ thấy các đồ dùng nội thất nổi bật, gây chú ý nhiều hơn, dựa trên màu nền tổng thể. Màu tương đồng rất được chuộng trong việc sử dụng tô tường hay các mảng lớn. Các màu khác sẽ nhấn lên trên nền này. Đây là sự hòa sắc khá phong phú và dễ chịu, làm cho người bước vào không gian này thấy thoải mái, sảng khoái và hơn hết là có cảm giác ngôi nhà rất hài hòa.
Màu tương phản
Đây là gam màu khá ấn tượng, dành cho những người cá tính mạnh. Tuy nhiên, khi các gam màu tương phản với nhau càng nhiều thì không gian càng có sự cạnh tranh màu gay gắt, đem đến cho con người những phản ứng thị giác khác nhau. Sự tương phản rõ rệt nhất là ở màu sáng – màu tối, màu lạnh – màu nóng , màu đậm – màu nhạt; trong đó, đáng kể đến là màu lạnh và nóng. Khi hai màu đỏ và xanh (hai màu tương phản mạnh) đi cùng trong một không gian nội thất, bạn sẽ thấy hiệu ứng thẩm mỹ và cảm giác thay đổi rất mạnh. Nó làm não bộ và mắt chúng ta hoạt động nhiều hơn. Không gian này thích hợp cho phòng khách, phòng làm việc nhưng phòng ngủ thì không thể.
Sự “ngỗ nghịch” của màu sắc
(Theo PNO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet