Mãn nhãn trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của 9 công trình lịch sử sau cải tạo
Thay vì xây mới hoặc phá bỏ, các kiến trúc sư đã lựa chọn phương án cải tạo lại các tòa nhà lịch sử, biến chúng trở thành những tuyệt tác nghệ thuật "có một không hai".
Kiến trúc “Thành phố thời trang và thiết kế” tọa lạc bên bờ của dòng sông
Seine, Paris nổi bật với chiếc áo xanh sáng, hiện đại
Năm 2016, kiến trúc sư Zaha Hadid đã tạo nên kiến trúc “không thể đụng hàng” cho tòa nhà
Port Authority tại Antwerp. Trung tâm chữa cháy bỏ hoang trước đây đã được mở rộng và
cải tạo lại trở thành trụ sở mới cho khu vực cảng.
Năm 2017, tòa Elbphilharmonie Hamburg nước Đức được cải tạo từ nhà kho cũ xây dựng năm 1963
đã lập tức được xem xét để trở thành trung tâm hội nghị tầm quốc tế. Và chỉ trong
một thời gian ngắn nó đã trở thành một tòa nhà nổi bật nhất trong thành phố.
Sau khi được Dabiel Libeskind cải tạo, bảo tàng lịch sử Military (Đức) đã được mở cửa trở lại. Dabiel Libeskind
đã thiết kế thêm một mặt tiền hiện đại với góc nhô ra khỏi tòa nhà truyền thống.
Zaha Hadid đã thiết kế nên Trường đại học Antony, Oxford (Anh) trên khuôn viên trường cũ
với kiến trúc tối tân, mặt tiền bằng thép không gỉ
Năm 1914, bảo tàng hoàng gia Ontario (Canada) được xây dựng theo phong cách tân La Mã. Đến năm 2007,
Daniel Libeskind đã thiết kế thêm phần mở rộng với kết cấu kính, nhôm và thép.
Stealth Building (TP. New York) được thiết kế bởi công ty WORKac. Với các kỹ năng chuyên nghiệp,
các kỹ sư đã rút lại phần tầng thượng để không ai có thể phân biệt được nó với các khối nhà khác.
Trung tâm Space Asia tại Singapore được công ty WOHA thiết kế phía trong và xung quanh hai tòa nhà cũ.
Hiện tòa nhà này được sử dụng như trung tâm trưng bày và bán lẻ cao cấp.
Nhà thờ Sant Fransesc (Tây Ban Nha) được linh mục Franciscan xây dựng từ thế kỷ thứ 18 và bị bỏ hoang
vào thế kỷ 19. Đến năm 2000, kiến trúc sư David Closes đã cải tạo lại nhà thờ,
xây dựng thêm một lối vào ấn tượng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet