Malaysia: Mục tiêu của các nhà đầu tư Nhật bản và Hong Kong
Phát biểu trên tờ Malaysian Chronicle, ông Gavin Tee, người sáng lập Swhengtee International Real Estate Investors Club, cho biết, các thành phố Đông Nam Á, đặc biệt là Jakarta, Kuala Lumpur và Singapore, chuẩn bị bước vào một cuộc bùng nổ với các khoản đầu tư mới từ Nhật Bản và Hong Kong.
“Trong những năm tới, chúng ta sẽ được chứng kiến những thay đổi sâu rộng trong giới bất động sản. Hiện tại, các thị trường mới nổi như Myanmar, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam đang ở vị thế rất cao trong tầm ngắm của các quỹ toàn cầu, ngay cả các quốc gia phát triển như Đức, Trung Quốc, Australia và Singapore cũng bước ra thị trường vì những quỹ này”, ông Tee cho biết.
Ông cũng nói thêm, nguyên nhân là do các quốc gia phát triển và mới nổi này đang áp dụng chính sách mở cửa để cạnh tranh giành lấy các quỹ đầu tư nước ngoài cho các công trình địa ốc của họ trong bối cảnh môi trường chính trị và kinh tế toàn cầu bất ổn định.
Theo ông Tee, thị trường toàn cầu sẽ xuất hiện thêm nhiều biện pháp thắt chặt tài chính và có khả năng tăng thuế. “Điều này sẽ có lợi cho những nhà đầu tư lớn hơn bởi họ có nhiều đòn bẩy tài chính hơn trong một môi trường thách thức. Một trong những hậu quả được các nhà đầu tư chú trọng hơn cả là làm thế nào để xử lý các khoản thuế phải nộp”, ông Tee cho biết.
Cũng theo ông Tee, ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, thị trường thứ cấp có thể sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian thử thách trong năm nay bởi các biện pháp tài chính nghiêm ngặt hơn đã được đặt ra ở hầu hết các quốc gia.
Ông Tee cho biết: “ Gần đây Singapore đã gặp thêm nhiều khó khăn, còn Trung Quốc dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp xoa dịu. Trong một số phạm vi pháp lý, lãi suất cho vay đối với căn nhà thứ hai trở đi đã giảm xuống dưới 50%. Vay tiền ở Malaysia hiện rất khó. Mặc dù vậy, tôi vẫn lạc quan về triển vọng của các nhà đầu tư. Thập ký này sẽ trở thành giai đoạn “10 năm vàng” của các nhà đầu tư địa ốc Malaysia, và bất động sản trong nước sẽ tăng trưởng chưa từng thấy”.
Ông cũng nói thêm, nguyên nhân là do các quốc gia phát triển và mới nổi này đang áp dụng chính sách mở cửa để cạnh tranh giành lấy các quỹ đầu tư nước ngoài cho các công trình địa ốc của họ trong bối cảnh môi trường chính trị và kinh tế toàn cầu bất ổn định.
Theo ông Tee, thị trường toàn cầu sẽ xuất hiện thêm nhiều biện pháp thắt chặt tài chính và có khả năng tăng thuế. “Điều này sẽ có lợi cho những nhà đầu tư lớn hơn bởi họ có nhiều đòn bẩy tài chính hơn trong một môi trường thách thức. Một trong những hậu quả được các nhà đầu tư chú trọng hơn cả là làm thế nào để xử lý các khoản thuế phải nộp”, ông Tee cho biết.
Cũng theo ông Tee, ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, thị trường thứ cấp có thể sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian thử thách trong năm nay bởi các biện pháp tài chính nghiêm ngặt hơn đã được đặt ra ở hầu hết các quốc gia.
Ông Tee cho biết: “ Gần đây Singapore đã gặp thêm nhiều khó khăn, còn Trung Quốc dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp xoa dịu. Trong một số phạm vi pháp lý, lãi suất cho vay đối với căn nhà thứ hai trở đi đã giảm xuống dưới 50%. Vay tiền ở Malaysia hiện rất khó. Mặc dù vậy, tôi vẫn lạc quan về triển vọng của các nhà đầu tư. Thập ký này sẽ trở thành giai đoạn “10 năm vàng” của các nhà đầu tư địa ốc Malaysia, và bất động sản trong nước sẽ tăng trưởng chưa từng thấy”.
Khánh Ngọc
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet