Malaysia chia sẻ kinh nghiệm về xây nhà ở xã hội
Sáng 30/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã làm việc với đoàn công tác của Malaysia do nguyên Thủ tướng Tun Abdullah Ahmad Badawi dẫn đầu, về các vấn đề phát triển nhà ở xã hội.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam giới thiệu khái quát về tình hình phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng ở Việt Nam.
Theo đó, từ cuối năm 2011, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc lo nhà ở cho mỗi người dân là trách nhiệm của Chính phủ, của xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng , thị trường bất động sản còn phát triển lệch lạc, chú trọng tới nhà thương mại, nhà cao cấp, nên bộ phận lớn người dân không với tới được. Trong những năm gần đây, Chính phủ ban hành nhiều chương trình giúp đỡ người dân nông thôn, thu nhập thấp.
Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện các chương trình về nhà ở cho ba đối tượng chính là gần bốn triệu học sinh, sinh viên cao đẳng; hơn một triệu công nhân lao động trong các khu công nghiệp; người có thu nhập thấp ở đô thị. Nhu cầu đến năm 2015 cần 250.000 ngôi nhà, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án triển khai đến nay mới đáp ứng được trên 40.000 ngôi nhà. Hiện Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường xây dựng, cũng như kêu gọi các nguồn lực khác.
Tại buổi làm việc, nguyên Thủ tướng Badawi và Thị trưởng TP Kuala Lumpur cùng các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc cũng chia sẻ với Bộ Xây dựng kinh nghiệm về phát triển nhà ở tại Malaysia , như vấn đề phối hợp giữa Chính phủ, người mua nhà, ngân hàng và chính quyền địa phương.
Ở Malaysia có sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngân hàng và người mua nhà, và có sự cam kết. Nếu người mua không trả tiền, thì ngân hàng sẽ phải trả tiền để dự án có thể hoàn thành. Chính phủ yêu cầu ngân hàng phải dành 10% trong tổng số tiền cho vay để cho NTNT vay với lãi suất ưu đãi.
Đất thì được Chính phủ cho không với điều kiện 50% nhà ở phải để cho người thu nhập thấp, và cần có sự phối hợp giữa người dân và ngân hàng để người dân có thể mua NTNT đó. Người được mua NTNT có thể trích một phần lương hàng tháng để trả (khoảng 25-30% tiền lương), và Ngân hàng cho vay cũng rất an toàn vì Ngân hàng chỉ phải trả bằng ½ giá của thị trường.
Các DN Malaysia cũng bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Việt Namtrong lĩnh vực NOXH và đề nghị phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ người mua nhà được vay với giá ưu đãi.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, phía Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để các DN Malaixia nhanh chóng có mặt trên thị trường nhà ở Việt Nam. Đồng thời, Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn được tiếp cận với các thông tin như khung pháp lý của Malaysia đối với việc phát triển nhà ở nói chung và NOXH nói riêng, cũng như việc học tập, tham quan trực tiếp một số dự án mà Malaysia đã triển khai.
Theo đó, từ cuối năm 2011, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc lo nhà ở cho mỗi người dân là trách nhiệm của Chính phủ, của xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng , thị trường bất động sản còn phát triển lệch lạc, chú trọng tới nhà thương mại, nhà cao cấp, nên bộ phận lớn người dân không với tới được. Trong những năm gần đây, Chính phủ ban hành nhiều chương trình giúp đỡ người dân nông thôn, thu nhập thấp.
Quang cảnh buổi làm việc |
Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện các chương trình về nhà ở cho ba đối tượng chính là gần bốn triệu học sinh, sinh viên cao đẳng; hơn một triệu công nhân lao động trong các khu công nghiệp; người có thu nhập thấp ở đô thị. Nhu cầu đến năm 2015 cần 250.000 ngôi nhà, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án triển khai đến nay mới đáp ứng được trên 40.000 ngôi nhà. Hiện Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường xây dựng, cũng như kêu gọi các nguồn lực khác.
Tại buổi làm việc, nguyên Thủ tướng Badawi và Thị trưởng TP Kuala Lumpur cùng các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc cũng chia sẻ với Bộ Xây dựng kinh nghiệm về phát triển nhà ở tại Malaysia , như vấn đề phối hợp giữa Chính phủ, người mua nhà, ngân hàng và chính quyền địa phương.
Ở Malaysia có sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngân hàng và người mua nhà, và có sự cam kết. Nếu người mua không trả tiền, thì ngân hàng sẽ phải trả tiền để dự án có thể hoàn thành. Chính phủ yêu cầu ngân hàng phải dành 10% trong tổng số tiền cho vay để cho NTNT vay với lãi suất ưu đãi.
Đất thì được Chính phủ cho không với điều kiện 50% nhà ở phải để cho người thu nhập thấp, và cần có sự phối hợp giữa người dân và ngân hàng để người dân có thể mua NTNT đó. Người được mua NTNT có thể trích một phần lương hàng tháng để trả (khoảng 25-30% tiền lương), và Ngân hàng cho vay cũng rất an toàn vì Ngân hàng chỉ phải trả bằng ½ giá của thị trường.
Đến năm 2015 Việt Nam cần 250.000 ngôi nhà xã hội |
Các DN Malaysia cũng bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Việt Namtrong lĩnh vực NOXH và đề nghị phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ người mua nhà được vay với giá ưu đãi.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, phía Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để các DN Malaixia nhanh chóng có mặt trên thị trường nhà ở Việt Nam. Đồng thời, Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn được tiếp cận với các thông tin như khung pháp lý của Malaysia đối với việc phát triển nhà ở nói chung và NOXH nói riêng, cũng như việc học tập, tham quan trực tiếp một số dự án mà Malaysia đã triển khai.
(Theo KTĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet