Mách bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư khi xây nhà
Làm việc cùng với KTS là khâu quan trọng và bắt buộc đối với mỗi người khi thiết kế nhà. Nhưng không phải “sản phẩm” nào khi ra đời, sau bao công lao vất vả của cả KTS và chủ nhà đều khiến chủ nhà hài lòng.
Nhiều người đã bỏ ra nhiều tiền, nhiều công sức, khi đã thuê nhiều đơn vị thiết kế, nhưng chưa đi đến đoạn kết đã bỏ dở, vì…ngôi nhà không đúng ý mình. Đây chính là ý kiến của bác Phượng – Hà Tây, khi đã 3 lần tìm đến đơn vị thiết kế, mà đến nay công trình nhà bác vẫn dang dở.
Theo KTS Đào Mạnh Huy, Dao Nguyên Group: “Để ra được một sản phẩm ưng ý, quá trình làm việc, trao đổi giữa chủ nhà và KTS là quan trọng nhất. Nhiều người tiếc thời gian vì lý do bận công việc, mọi thứ đều trao đổi qua email, không cụ thể và chi tiết nên KTS và chủ nhà không hiểu hết về quan điểm, sở thích của nhau. Đó cũng là một lý do, dẫn tới ngôi nhà cuối cùng không được như ý của họ.”
Vậy thì, trong quá trình làm việc, có những chú ý sau mà cả chủ nhà và KTS nên tôn trọng, để có những công trình đẹp như ý.
- Số người sinh sống trong nhà
- Nghề nghiệp, tuổi tác, phong cách sống của từng người?
- Nhu cầu về tương lai (như dự định có con, hay sắp đón ông bà về chung sống, vv…)
- Phong cách ngôi nhà mà họ mong muốn
- Các vấn đề về phong thủy.
Nói chung, trong giai đoạn này gia chủ cần tập trung vào không gian, công năng sử dụng và gu thẩm mỹ của gia đình mình.
Từ những thông tin do chủ nhà cung cấp, KTS sẽ tư vấn cho bạn về phong thủy, về hình dung sơ bộ ngôi nhà hợp lý nhất cho điều kiện gia đình bạn.
Trong thời gian này, chủ đầu tư có thể tìm kiếm những mẫu nhà, mẫu phòng yêu thích, để nhờ KTS tư vấn, liệu nó có hợp với tuổi tác, vị trí mảnh đất, hay bản mệnh của mình hay không?
Về phía đơn vị thiết kế, KTS cần lắng nghe ý kiến của chủ nhà và ghi chép tỉ mỉ những yêu cầu. Và theo KTS Đào Mạnh Huy: “Không nên áp đặt phong cách cá nhân của mình cho chủ đầu tư. Khi thiết kế, nên đặt mình vào vị trí của chủ đầu tư để hiểu về họ rõ nhất”. Ngoài ra, đơn vị thiết kế sẽ tư vấn giúp chủ nhà về quy hoạch chung của khu vực, không để thiết kế phá vỡ quy hoạch tổng thể.
Thời gian này sẽ tốn rất nhiều thời gian của chủ đầu tư, khi họ phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bên thiết kế. Có nhiều người vì lý do bận rộn, hay không quan trọng công đoạn này, mà rất ít trao đổi, gây khó khăn cho đơn vị thiết kế và dĩ nhiên ngôi nhà của họ cũng sẽ không được như mong ước.
Trong giai đoạn này, KTS Vũ Quang Định, Công ty kiến trúc ASpace cho biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của chủ nhà đó là phối hợp cùng KTS để tìm hiểu về vật tư, vật liệu và kết cấu ngôi nhà. Nếu gia đình bạn có điều kiện, thì nên tuân thủ sự tư vấn của đơn vị thiết kế, so sánh những vật liệu phù hợp và đảm bảo sở thích, tính bền vững của công trình. Giai đoạn này rất quan trọng, bởi nó là yếu tố quyết định nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tài chính.
Việc chọn lựa màu sắc và các hình thức chi tiết trong kiến trúc như chi tiết mặt tiền, chi tiết thang, WC cũng nằm trong nhiệm vụ của giai đoạn 2.
“Rất nhiều việc cần làm khi thiết kế một tổ ấm cho gia đình. Muốn ngôi nhà đẹp, có tâm hồn, thì mỗi người chủ nhà cần bỏ công sức tìm hiểu, lựa chọn và giúp đỡ KTS, đồng hành cùng KTS trong suốt quá trình thiết kế.” – KTS Phan Viết Cường – Công ty VNDECO.
Theo KTS Đào Mạnh Huy, Dao Nguyên Group: “Để ra được một sản phẩm ưng ý, quá trình làm việc, trao đổi giữa chủ nhà và KTS là quan trọng nhất. Nhiều người tiếc thời gian vì lý do bận công việc, mọi thứ đều trao đổi qua email, không cụ thể và chi tiết nên KTS và chủ nhà không hiểu hết về quan điểm, sở thích của nhau. Đó cũng là một lý do, dẫn tới ngôi nhà cuối cùng không được như ý của họ.”
Vậy thì, trong quá trình làm việc, có những chú ý sau mà cả chủ nhà và KTS nên tôn trọng, để có những công trình đẹp như ý.
Lựa chọn đơn vị thiết kế
Thông thường, chủ đầu tư biết đến năng lực của công ty thông qua tìm hiểu của mình từ bạn bè, báo chí, được nhìn chính những sản phẩm họ đã làm ra, để biết được sự phù hợp về phong cách. Ví dụ, có công ty thế mạnh là thiết kế nhà vườn, hay biệt thự, hay nhà phố, hay những thiết kế thân thiện môi trường, vv… Hãy lựa chọn một đơn vị phù hợp với phong cách của mình, và hiểu rõ nhất.Làm việc với KTS
Khi đã được “mắt thấy, tai nghe”, bạn đã ưng ý với đơn vị thiết kế, với cách làm việc của họ, tìm hiểu về cơ sở vật chất, quá trình làm việc với KTS bắt đầu. Thông thường, một hợp đồng thiết kế được chia làm 3 giai đoạn:1. Hồ sơ phác thảo ý tưởng
Sau khi khảo sát hiện trạng, KTS bắt đầu phác thảo ý tưởng thông qua ý kiến của chủ nhà. KTS Nguyễn Văn Học – Công ty tư vấn kiến trúc Việt Ý cho biết, trong giai đoạn này chủ đầu tư nên cho KTS biết những thông tin sau:- Số người sinh sống trong nhà
- Nghề nghiệp, tuổi tác, phong cách sống của từng người?
- Nhu cầu về tương lai (như dự định có con, hay sắp đón ông bà về chung sống, vv…)
- Phong cách ngôi nhà mà họ mong muốn
- Các vấn đề về phong thủy.
Nói chung, trong giai đoạn này gia chủ cần tập trung vào không gian, công năng sử dụng và gu thẩm mỹ của gia đình mình.
Từ những thông tin do chủ nhà cung cấp, KTS sẽ tư vấn cho bạn về phong thủy, về hình dung sơ bộ ngôi nhà hợp lý nhất cho điều kiện gia đình bạn.
Trong thời gian này, chủ đầu tư có thể tìm kiếm những mẫu nhà, mẫu phòng yêu thích, để nhờ KTS tư vấn, liệu nó có hợp với tuổi tác, vị trí mảnh đất, hay bản mệnh của mình hay không?
Về phía đơn vị thiết kế, KTS cần lắng nghe ý kiến của chủ nhà và ghi chép tỉ mỉ những yêu cầu. Và theo KTS Đào Mạnh Huy: “Không nên áp đặt phong cách cá nhân của mình cho chủ đầu tư. Khi thiết kế, nên đặt mình vào vị trí của chủ đầu tư để hiểu về họ rõ nhất”. Ngoài ra, đơn vị thiết kế sẽ tư vấn giúp chủ nhà về quy hoạch chung của khu vực, không để thiết kế phá vỡ quy hoạch tổng thể.
Thời gian này sẽ tốn rất nhiều thời gian của chủ đầu tư, khi họ phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bên thiết kế. Có nhiều người vì lý do bận rộn, hay không quan trọng công đoạn này, mà rất ít trao đổi, gây khó khăn cho đơn vị thiết kế và dĩ nhiên ngôi nhà của họ cũng sẽ không được như mong ước.
2. Hồ sơ thiết kế chi tiết
Từ hồ sơ phác thảo, KTS sẽ căn cứ vào tuổi tác, sở thích để tư vấn cho gia chủ những yếu tố về phong thủy.Trong giai đoạn này, KTS Vũ Quang Định, Công ty kiến trúc ASpace cho biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của chủ nhà đó là phối hợp cùng KTS để tìm hiểu về vật tư, vật liệu và kết cấu ngôi nhà. Nếu gia đình bạn có điều kiện, thì nên tuân thủ sự tư vấn của đơn vị thiết kế, so sánh những vật liệu phù hợp và đảm bảo sở thích, tính bền vững của công trình. Giai đoạn này rất quan trọng, bởi nó là yếu tố quyết định nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tài chính.
Việc chọn lựa màu sắc và các hình thức chi tiết trong kiến trúc như chi tiết mặt tiền, chi tiết thang, WC cũng nằm trong nhiệm vụ của giai đoạn 2.
3. Hồ sơ hoàn thiện
Đây là giai đoạn hoàn thiện những vấn đề kỹ thuật liên quan như điện, nước, điện thoại, internet, vv… Với sự đa dạng của nhiều sản phẩm, bạn cần đến sự hiểu biết của KTS và đơn vị tư vấn có kinh nghiệm. Không nên chọn đồ rẻ, vì nó thuộc phần ngắm của ngôi nhà.“Rất nhiều việc cần làm khi thiết kế một tổ ấm cho gia đình. Muốn ngôi nhà đẹp, có tâm hồn, thì mỗi người chủ nhà cần bỏ công sức tìm hiểu, lựa chọn và giúp đỡ KTS, đồng hành cùng KTS trong suốt quá trình thiết kế.” – KTS Phan Viết Cường – Công ty VNDECO.
(Theo Dothi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet