Nhu cầu lớn nhưng khó triển khai

Tại khu vực đô thị, nhu cầu nhà ở gia tăng do tốc độ đô thị hóa, việc gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, cơ cấu hộ gia đình thay đổi. Ngoài ra còn do nhu cầu tăng diện tích sử dụng, nâng cao chất lượng, cải tạo lại nhà ở. Dự báo đến năm 2020, tại Quảng Bình, các đô thị cần xây mới thêm 2,278 triệu m2 nhà so với hiện nay.

Ngành Xây dựng Quảng Bình dự báo tình hình phát triển NOXH của tỉnh: Sẽ có 40.000 người làm việc tại các KCN tập trung tính đến năm 2020; 30.000 công nhân có nhu cầu giải quyết chỗ ở; tương đương 390.000m2 nhà ở cho công nhân cần xây dựng tại các KCN.

Giáo dục phát triển, số lượng học sinh, sinh viên lưu trú cao: Dự kiến số học sinh, sinh viên đến năm 2020 là 30.000 người với khoảng 21.000 người có nhu cầu ở ký túc xá. 1.850 phòng, tương đương 132.300m2 sàn cần phải xây dựng.

nhà ở xã hội

Dự báo đến năm 2020, sẽ có khoảng 21.000 người tại Quảng Bình có nhu cầu ở ký túc xá

Người thu nhập thấp tại đô thị ngày càng có nhu cầu nhà ở: Trong giai đoạn 2011-2020, số người thu nhập thấp ở đô thị gặp khó khăn về nhà ở chiếm khoảng 5% dân số đô thị; đến năm 2015, cần 110.700m2 diện tích nhà ở (tương đương 2.185 căn hộ) cho người thu nhập thấp tại các đô thị và đến năm 2020 là 148.140m2 (tương đương 2.570 căn hộ).

Các dự án nhà ở thu nhập thấp trong giai đoạn 2011-2020 chủ yếu tập trung ở TP. Đồng Hới như dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu dân cư đường Phan Đình Phùng với 100.000m2 sàn xây dựng; khái toán kinh phí 687 tỷ đồng. Hay dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu phía Bắc đường Trần Quang Khải với 80.000m2 sàn xây dựng; khái toán kinh phí 550 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có dự án nào được thực hiện và đi vào hoạt động.

Nguyên nhân của việc ách tắc

Tại Quảng Bình, nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ 99,9% và chủ yếu là do người dân tự xây dựng. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà thương mại hầu như không đáng kể. Các tổ chức, các thành phần kinh tế chưa tham gia phát triển các dự án nhà ở. Nhà nước chỉ tổ chức quy hoạch, đấu giá, cấp quyền sử dụng đất, cho vay vốn và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư.

Gần đây, để phát triển nhà ở trên toàn quốc, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách như đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và người có thu nhập thấp tại đô thị (Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ). Tỉnh Quảng Bình cũng đã tích cực thực hiện. Dù một số dự án hiện đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế.

Với 4 KCN, hơn 2.200 công nhân lao động tại Quảng Bình đã được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, các KCN đều chưa có nhà ở cho công nhân. 75% số công nhân lao động tại các KCN có nhu cầu cn về nhà ở. Trong khi đó, các khu nhà ở tập trung sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 5-7% nhu cầu.

Trưởng phòng Nhà ở và Thị trường BĐS (Sở Xây dựng Quảng Bình), ông Võ Văn Tuần cho biết, tại Quảng Bình, các dự án nhà ở thu nhập thấp tại Quảng Bình khó triển khai do nhà ở riêng lẻ chiếm tuyệt đối (99,9%), người dân chưa có thói quen ở khu tập thể, khu chung cư hay nhà ở thu nhập thấp mà mang nặng thói quen thuê nhà. Ngoài ra, vì khả năng hoàn vốn chậm nên các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào NOXH. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị tăng mạnh, nên việc triển khai xây dựng các dự án NOXH là cần thiết.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình, ông Phạm Quốc Anh cho biết, dù chúng tôi đã có nhiều động thái đôn thúc, mời gọi đầu tư, triển khai các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại địa phương theo mục tiêu đã đề ra nhưng vẫn chưa dự án nào được triển khai. Trong đó, nguyên nhân chính là bởi các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc quản lý nhà ở từ khi tạo lập, phát triển, sử dụng và giao dịch với tất các loại hình nhà ở đã được quy định tại Luật Nhà ở. Tuy nhiên, Quảng Bình lại chưa triển khai đầy đủ. Nguyên nhân chính là phần lớn nhà ở do người dân tự xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước chưa tăng cường công tác quản lý nhà ở, ý thức và sự hiểu biết pháp luật của người dân về quản lý nhà ở chưa cao.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME