Lượng Kiều hối đổ về nước trong năm chỉ đạt 9,5 tỉ đô la Mỹ
Ông Nguyễn Hoàng Minh- Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM cho biết, cơ quan này ước lượng kiều hối về Việt Nam năm 2012 chỉ khoảng 9,2 - 9,5 tỉ đô la Mỹ, không bằng con số 11 tỉ đô la Mỹ mà một số đơn vị dự kiến hồi đầu năm.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh tế xã hội Tp.HCM năm 2013 diễn ra sáng 4/1, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết thống kê cho thấy lượng kiều hối gửi về Tp.HCM trong năm 2012 đạt khoảng 4,1 tỉ đô la Mỹ; trong đó, 23% vào lĩnh vực bất động sản (chủ yếu cho các dự án đang triển khai dở dang, dự án mới hầu như không có), 70% đổ vào sản xuất kinh doanh, 6% còn lại gởi về hỗ trợ khó khăn cho người thân.
Ông Minh cho biết, thông thường lượng kiều hối về Tp.HCM chiếm bình quân khoảng 42-43% tổng lượng kiều hối cả nước. Mặc dù đến giờ phút này chưa có số liệu chính thức về kiều hối cả nước năm 2012 nhưng dựa vào thông lệ trên, ông Minh ước rằng kiều hối cả nước trong năm 2012 chỉ khoảng 9,2 – 9,5 tỉ đô la Mỹ chứ không cao như con số 11 tỉ đô la như thông tin trên các báo trước đây.
Ông Minh cho biết, thông thường lượng kiều hối về Tp.HCM chiếm bình quân khoảng 42-43% tổng lượng kiều hối cả nước. Mặc dù đến giờ phút này chưa có số liệu chính thức về kiều hối cả nước năm 2012 nhưng dựa vào thông lệ trên, ông Minh ước rằng kiều hối cả nước trong năm 2012 chỉ khoảng 9,2 – 9,5 tỉ đô la Mỹ chứ không cao như con số 11 tỉ đô la như thông tin trên các báo trước đây.
Trong năm 2012, bất động sản không còn là kên hấp dẫn kiều hối như các năm trước. Ảnh: Trường Nam |
Theo khảo sát của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tính đến hết tháng 9, dòng kiều hối đã có sự thay đổi so với vài năm gần đây, lần đầu tiên giảm nhẹ và đã có sự dịch chuyển về cơ cấu so với những năm trước. Một nguồn tin có thẩm quyền từ Ngân hàng Nhà nước cũng nhận xét cách đây bốn tháng: "Tính chung tám tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, lượng kiều hối thấp hơn 10%”. Vị này dự đoán, “dựa trên những thống kê về dòng chuyển tiền của khu vực tư nhân, tính đến thời điểm này, dù chưa bóc tách hết, chúng tôi dự báo kiều hối năm nay giảm nhẹ so với 2011”.
Khảo sát của chúng tôi tại một số ngân hàng, công ty kiều hối chiếm thị phần lớn nhất cũng cho thấy, doanh số kiều hối của các đơn vị này từ đầu năm đến nay đều giảm từ 5-15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, theo ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, kiều hối từ lao động nước ngoài năm nay có thể sẽ đạt từ 1,8 đến 2 tỉ đô la Mỹ, tức bằng với mức của 7 năm gần đây. Ông Hải cho biết năm nay chỉ có khoảng 80.000 lao động đi nước ngoài làm việc, không đạt mức kế hoạch là 90.000 người.
Tuy vậy, ông Hải cho rằng do lương tăng lên nên kiều hối từ xuất khẩu lao động không giảm. Các thị trường có lượng kiều hối mà người lao động gửi về nhiều nhất là Đài Loan, Nhật Bản, sau đó là Malaysia, Hàn Quốc… trong khi hai thị trường lớn là châu Âu và Mỹ do lượng lao động đi không nhiều nên lượng kiều hối gửi về không đáng kể.
Về trung hạn, các chuyên gia dự báo nguồn kiều hối sẽ không biến động quá mạnh do số lượng kiều bào, du học sinh, lao động Việt Nam ở nước ngoài vẫn tăng lên. Việt Nam hiện có hơn 4 triệu Việt kiều, mỗi năm trung bình 80.000 lượt lao động xuất ngoại và hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên trong dài hạn, sự bền vững của kiều hối vẫn là một dấu hỏi. Theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, sáu tháng đầu năm 2012 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 40.115 người, giảm 6.248 người so với cùng kỳ năm 2011, chỉ đạt 44,6% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài...
Các chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng nguồn lao động và việc quản lý, kiểm soát lao động xuất khẩu cũng không có cải thiện. Việc nâng cao hiệu quả phân bổ kiều hối vẫn là vấn đề nhiều năm qua chưa có chuyển biến tích cực. Việc phân bổ kiều hối vẫn tự phát, nhà nước không thể kiểm soát dòng ngoại tệ bán ra thị trường tự do và các mục đích không mong muốn.
Khảo sát của chúng tôi tại một số ngân hàng, công ty kiều hối chiếm thị phần lớn nhất cũng cho thấy, doanh số kiều hối của các đơn vị này từ đầu năm đến nay đều giảm từ 5-15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, theo ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, kiều hối từ lao động nước ngoài năm nay có thể sẽ đạt từ 1,8 đến 2 tỉ đô la Mỹ, tức bằng với mức của 7 năm gần đây. Ông Hải cho biết năm nay chỉ có khoảng 80.000 lao động đi nước ngoài làm việc, không đạt mức kế hoạch là 90.000 người.
Tuy vậy, ông Hải cho rằng do lương tăng lên nên kiều hối từ xuất khẩu lao động không giảm. Các thị trường có lượng kiều hối mà người lao động gửi về nhiều nhất là Đài Loan, Nhật Bản, sau đó là Malaysia, Hàn Quốc… trong khi hai thị trường lớn là châu Âu và Mỹ do lượng lao động đi không nhiều nên lượng kiều hối gửi về không đáng kể.
Về trung hạn, các chuyên gia dự báo nguồn kiều hối sẽ không biến động quá mạnh do số lượng kiều bào, du học sinh, lao động Việt Nam ở nước ngoài vẫn tăng lên. Việt Nam hiện có hơn 4 triệu Việt kiều, mỗi năm trung bình 80.000 lượt lao động xuất ngoại và hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên trong dài hạn, sự bền vững của kiều hối vẫn là một dấu hỏi. Theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, sáu tháng đầu năm 2012 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 40.115 người, giảm 6.248 người so với cùng kỳ năm 2011, chỉ đạt 44,6% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài...
Các chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng nguồn lao động và việc quản lý, kiểm soát lao động xuất khẩu cũng không có cải thiện. Việc nâng cao hiệu quả phân bổ kiều hối vẫn là vấn đề nhiều năm qua chưa có chuyển biến tích cực. Việc phân bổ kiều hối vẫn tự phát, nhà nước không thể kiểm soát dòng ngoại tệ bán ra thị trường tự do và các mục đích không mong muốn.
Liên quan đến vấn đề cấp phép cho 31 đơn vị kinh doanh vàng miếng trên cả nước vừa qua, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM Nguyễn Hoàng Minh cũng cho biết các giấy phép kinh doanh vàng miếng đã được gởi đến các đơn vị, đến ngày 10-1 này các đơn vị sẽ mở cửa khai trương việc kinh doanh vàng miếng, nếu đơn vị nào thực hiện không đúng qui định sẽ bị xử lý. Ông nói thêm trong quí 1 này sẽ cấp phép kinh doanh vàng miếng đợt 2 cho 4 ngân hàng và một vài doanh nghiệp. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet