Đó chính là kiến nghị được đưa ra trong buổi lấy ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng tổ chức dưới sự chủ trì của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Huỳnh Nghĩa và sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các quận huyện.

Tại buổi lấy ý kiến nhiều đại biểu đề nghị cần quy định rõ tại điều 5 của dự thảo là bất động sản đưa vào kinh doanh là đất đai hay quyền sử dụng đất để thống nhất với Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các quận cho rằng, cần phải làm rõ đối với nhà, công trình xây dựng đã qua sử dụng thì việc kiểm soát chất lượng thực hiện như thế nào và ai kiểm soát.

Luật Kinh doanh Bất động sản
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)  không nên "áp" vốn pháp định. Ảnh minh họa

Ngoài ra, đề nghị không nên quy định mức vốn pháp định trong dự án luật mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ và phải linh động có thể thấp hơn chứ không nên quy định là mức huy động vốn là 20 tỷ đồng trở lên. Các dịch vụ thẩm định giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, đấu giá bất động sản không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản vì đã được điều chỉnh bởi pháp luật về giá, quảng cáo, đấu giá…

Về quy định phải có bảo lãnh trước khi bán nhà hình thành trong tương lai, nhiều đại biểu cho rằng quy định này sẽ khó khả thi trong thực tế vì ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro nếu dự án không thực hiện được. Do vậy các ngân hàng sẽ không nhận bảo lãnh cho các dự án.

Đồng thời, đại diện các sở cũng đề nghị Quốc hội cần làm rõ chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là giấy phép hành nghề hay là chứng chỉ đào tạo nghề. Các ý kiến cũng đồng tình với việc cần phải xem xét đơn vị nào được phép đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề mô giới bất động sản. Bởi vì nếu chỉ quy định chung chung thì sẽ khó quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề này.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME