Luật bảo vệ... ngược trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp?
Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp thấp nhằm bảo vệ nông dân, ngăn chặn mua, bán đất nông nghiệp và tái xuất tầng lớp địa chủ. Nhưng đến nay, sự “cảnh giác” ấy không còn ý nghĩa mà trở thành “luật bảo vệ... ngược” trong nông nghiệp.
Điều 112 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về hạn mức giao đất nông nghiệp quy định: Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3ha đối với mỗi loại đất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30ha đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm 5ha. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 5ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25ha.
Khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 70 Luật Đất đai gây khó khăn cho mở rộng diện tích canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Quy định nêu trên không thay đổi so với Điều 70 Luật Đất đai 2003. Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp thấp nhằm mục đích bảo vệ người nông dân, ngăn chặn tình trạng mua, bán đất trong nông nghiệp và tái xuất tầng lớp địa chủ. Song, đến nay, sự “cảnh giác” ấy đã không còn ý nghĩa mà trở thành việc “bảo vệ... ngược” trong nông nghiệp.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tích tụ đất, hình thành những cơ sở sản xuất lớn trong nông nghiệp. Bởi thực tiễn gần 10 năm qua cho thấy, hạn mức giao đất nông nghiệp thấp đã hạn chế đáng kể tới sự hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn.
Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình bày trước UBTV Quốc hội ngày 18/4/2012 đã khẳng định: Việc quy định khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tại Điều 70 Luật Đất đai gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Cũng có ý kiến cho rằng, giữ nguyên hạn mức giao đất nông nghiệp như Điều 113 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 112 của luật này”. Như vậy, vừa bảo vệ được người nông dân, vừa tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Đó lại là biện pháp bảo vệ... ngược. Bởi, với diện tích đất nhỏ, khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp trong nông nghiệp, người nông dân sẽ chỉ là cổ đông thiểu số.
Hơn nữa, với hạn mức giao đất nông nghiệp thấp, các công ty cổ phần trong nông nghiệp sẽ phải có số lượng cổ đông rất lớn. Chẳng hạn, nếu hạn mức là 10ha, công ty cổ phần cần 100ha chỉ cần có 10 cổ đông, nhưng với hạn mức 3ha phải cần có hơn 30 cổ đông. Việc quản lý một công ty cổ phần có 30 cổ đông sẽ phức tạp hơn nhiều lần so với 10 cổ đông. Trong khi đó, việc quản lý công ty cổ phần có nhiều cổ đông chưa phù hợp với trình độ quản lý của phần lớn chủ doanh nghiệp trong nông nghiệp hiện nay.
Khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 70 Luật Đất đai gây khó khăn cho mở rộng diện tích canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Quy định nêu trên không thay đổi so với Điều 70 Luật Đất đai 2003. Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp thấp nhằm mục đích bảo vệ người nông dân, ngăn chặn tình trạng mua, bán đất trong nông nghiệp và tái xuất tầng lớp địa chủ. Song, đến nay, sự “cảnh giác” ấy đã không còn ý nghĩa mà trở thành việc “bảo vệ... ngược” trong nông nghiệp.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tích tụ đất, hình thành những cơ sở sản xuất lớn trong nông nghiệp. Bởi thực tiễn gần 10 năm qua cho thấy, hạn mức giao đất nông nghiệp thấp đã hạn chế đáng kể tới sự hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn.
Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình bày trước UBTV Quốc hội ngày 18/4/2012 đã khẳng định: Việc quy định khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tại Điều 70 Luật Đất đai gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Cũng có ý kiến cho rằng, giữ nguyên hạn mức giao đất nông nghiệp như Điều 113 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 112 của luật này”. Như vậy, vừa bảo vệ được người nông dân, vừa tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Đó lại là biện pháp bảo vệ... ngược. Bởi, với diện tích đất nhỏ, khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp trong nông nghiệp, người nông dân sẽ chỉ là cổ đông thiểu số.
Hơn nữa, với hạn mức giao đất nông nghiệp thấp, các công ty cổ phần trong nông nghiệp sẽ phải có số lượng cổ đông rất lớn. Chẳng hạn, nếu hạn mức là 10ha, công ty cổ phần cần 100ha chỉ cần có 10 cổ đông, nhưng với hạn mức 3ha phải cần có hơn 30 cổ đông. Việc quản lý một công ty cổ phần có 30 cổ đông sẽ phức tạp hơn nhiều lần so với 10 cổ đông. Trong khi đó, việc quản lý công ty cổ phần có nhiều cổ đông chưa phù hợp với trình độ quản lý của phần lớn chủ doanh nghiệp trong nông nghiệp hiện nay.
(Theo Công thương)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet