Lựa chọn kiểu dáng, cách bài trí cho bếp
Từ quan niệm về bếp của mỗi gia đình sẽ dẫn đến sự lựa chọn cách thức, kiểu dáng và chi phí để đầu tư cho gian bếp.
Mỗi không gian nhà theo thiết kế đều ứng với mỗi khu vực chức năng khác nhau, biết tận dụng được triệt để công năng sử dụng của không gian đó và biến nó thành nơi tiện ích đối với cả gia đình.
Khi đề cập đến vấn đề lựa chọn nội thất cho không gian bếp, nhiều người băn khoăn lựa chọn giữa sự đơn giản hay tiện nghi hiện đại? Nếu như phòng khách là bộ mặt của toàn bộ ngôi nhà cần chăm chút tỉ mỉ, phòng ngủ cần tạo được không gian riêng tư yên tĩnh thì phòng bếp lại là nơi giao thoa giữa chung và riêng, giữa động và tĩnh. Từ đó, mỗi người một ý kiến, một quan niệm khác nhau, nó là cơ sở cho sự lựa chọn nội thất phù hợp nhất theo yêu cầu sử dụng của từng gia đình với khả năng tài chính riêng.
Những quan niệm đó thể hiện ở chỗ, với nhiều người, bếp là nơi gắn kết giữa không gian phòng khách và nơi sum họp chung của gia đình, tạo thành một thể thống nhất, liên thông trong cùng một không gian. Nhưng ngược lại, cũng có người cho rằng bếp cần phải kín đáo thể hiện là nơi sinh hoạt mang tính chất riêng tư, ấm cúng và yên tĩnh.
Bếp có thể “mở” và cũng có thể “kín”. Có thể tiện nghi cao cấp nâng cao chất lượng cuộc sống và làm toát lên vẻ đẹp hiện đại cho toàn bộ ngôi nhà hoặc cũng có thể đơn giản chỉ với những phụ kiện, nội thất cần thiết phục vụ cho việc bếp núc của người phụ nữ. Nhưng cần lưu ý rằng, mục tiêu thiết kế vẫn là tạo sự thoải mái và gần gũi, linh hoạt trong khi sử dụng.
Trên thực tế, những căn bếp không hề “cao cấp” vẫn tạo sự thoải mái cho người sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ chung của toàn bộ ngôi nhà. Không cao cấp không có nghĩa bị giới hạn bởi cách thức lựa chọn và bố trí đồ cho bếp mà chính sự tối giản ấy tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng hơn. Có thể “sơ kết” đặc điểm chung của những căn bếp không cao cấp như sau:
- Được thiết kế trong tổng thể kiến trúc từ đầu, có vị trí không gian đủ thoáng sáng, gia chủ không quan tâm bếp là nơi để khoe hay kết nối, giao lưu gì với phòng khách, mà thiên về bố trí bếp kín đáo vừa đủ, thuận tiện cho sử dụng nhiều hơn.
- Lược bỏ một số chi tiết không phù hợp với nhu cầu sử dụng và giữ lại những đặc điểm mang tính đặc trưng cung cách nấu nướng Việt. Đó là gian bếp được gần nắng gió bên ngoài để có nơi úp chén cho khô ráo hay thoáng khí nếu chiên xào nhiều khói mùi. Có quan tâm yếu tố phong thuỷ - văn hoá truyền thống trong việc bố trí bếp, che chắn cho bếp.
- Sử dụng vật liệu giá cả trung bình cho đến khá, như gỗ tự nhiên, ván MDF phủ veneer sơn, gái cả trung bình trong khoảng 5triệu đ/mét dài.
- Đầu tư xác đáng chi phí cho phụ kiện bếp như máy hút khói, khử mùi, bản lề, tay nắm, bồ rửa, bếp nấu….vì vậy, phần khung xương tủ kệ bếp được giảm giá xuống trong mức độ vừa phải để dồn kinh phí cho hệ thống thiết bị bếp tốt hơn.
Khi đề cập đến vấn đề lựa chọn nội thất cho không gian bếp, nhiều người băn khoăn lựa chọn giữa sự đơn giản hay tiện nghi hiện đại? Nếu như phòng khách là bộ mặt của toàn bộ ngôi nhà cần chăm chút tỉ mỉ, phòng ngủ cần tạo được không gian riêng tư yên tĩnh thì phòng bếp lại là nơi giao thoa giữa chung và riêng, giữa động và tĩnh. Từ đó, mỗi người một ý kiến, một quan niệm khác nhau, nó là cơ sở cho sự lựa chọn nội thất phù hợp nhất theo yêu cầu sử dụng của từng gia đình với khả năng tài chính riêng.
Những quan niệm đó thể hiện ở chỗ, với nhiều người, bếp là nơi gắn kết giữa không gian phòng khách và nơi sum họp chung của gia đình, tạo thành một thể thống nhất, liên thông trong cùng một không gian. Nhưng ngược lại, cũng có người cho rằng bếp cần phải kín đáo thể hiện là nơi sinh hoạt mang tính chất riêng tư, ấm cúng và yên tĩnh.
Bếp có thể “mở” và cũng có thể “kín”. Có thể tiện nghi cao cấp nâng cao chất lượng cuộc sống và làm toát lên vẻ đẹp hiện đại cho toàn bộ ngôi nhà hoặc cũng có thể đơn giản chỉ với những phụ kiện, nội thất cần thiết phục vụ cho việc bếp núc của người phụ nữ. Nhưng cần lưu ý rằng, mục tiêu thiết kế vẫn là tạo sự thoải mái và gần gũi, linh hoạt trong khi sử dụng.
Trên thực tế, những căn bếp không hề “cao cấp” vẫn tạo sự thoải mái cho người sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ chung của toàn bộ ngôi nhà. Không cao cấp không có nghĩa bị giới hạn bởi cách thức lựa chọn và bố trí đồ cho bếp mà chính sự tối giản ấy tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng hơn. Có thể “sơ kết” đặc điểm chung của những căn bếp không cao cấp như sau:
- Được thiết kế trong tổng thể kiến trúc từ đầu, có vị trí không gian đủ thoáng sáng, gia chủ không quan tâm bếp là nơi để khoe hay kết nối, giao lưu gì với phòng khách, mà thiên về bố trí bếp kín đáo vừa đủ, thuận tiện cho sử dụng nhiều hơn.
- Lược bỏ một số chi tiết không phù hợp với nhu cầu sử dụng và giữ lại những đặc điểm mang tính đặc trưng cung cách nấu nướng Việt. Đó là gian bếp được gần nắng gió bên ngoài để có nơi úp chén cho khô ráo hay thoáng khí nếu chiên xào nhiều khói mùi. Có quan tâm yếu tố phong thuỷ - văn hoá truyền thống trong việc bố trí bếp, che chắn cho bếp.
- Sử dụng vật liệu giá cả trung bình cho đến khá, như gỗ tự nhiên, ván MDF phủ veneer sơn, gái cả trung bình trong khoảng 5triệu đ/mét dài.
- Đầu tư xác đáng chi phí cho phụ kiện bếp như máy hút khói, khử mùi, bản lề, tay nắm, bồ rửa, bếp nấu….vì vậy, phần khung xương tủ kệ bếp được giảm giá xuống trong mức độ vừa phải để dồn kinh phí cho hệ thống thiết bị bếp tốt hơn.
KTS. Nguyễn Thanh Tùng
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
(Theo Archi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet