Mới đây, UBND Tp.HCM đã yêu cầu các sở, ngành tham mưu thực hiện 19 nhiệm vụ liên quan phát triển kinh tế - xã hội Tp.HCM năm 2019; đồng thời xây dựng kế hoạch công tác năm 2019 đối với từng đề án, chương trình, nội dung công việc được giám sát, trong đó đề ra tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành. 

Cụ thể, các nhiệm vụ bao gồm: Kiện toàn nhân sự Ban Quản lý Đường sắt đô thị, đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương); rà soát việc quản lý và sử dụng nhà đất công trên địa bàn thành phố theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP; công bố và thực hiện quy trình thí điểm rút gọn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng - tái định cư - bàn giao mặt bằng để giảm thời gian thực hiện dự án.

Giám sát việc thực hiện đề án xây dựng Tp.HCM trở thành đô thị thông minh gắn với Khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố; tiến độ thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế; hoàn tất đầu tư khép kín đường Vành đai 2, chuẩn bị triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 trên địa bàn thành phố.

Dự án treo tại Tp.HCM
UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn
cho 99 dự án treo lâu năm trên địa bàn thành phố. Ảnh: Zing.vn

Đáng chú ý, UBND Tp.HCM chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn cho 99 dự án treo nhiều năm liền. Những dự án này đã được cấp chủ trương đầu tư từ 5-15 năm qua nhưng đến nay vẫn đang "nằm trên giấy". Thậm chí, có nhiều dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương gia hạn đến 3 lần nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thể triển khai, dẫn tới hậu quả là cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất trong vùng dự án đều bị thiệt hại.

Đơn cử như Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều căn nhà cấp bốn tạm bợ nằm ven bờ đê, rạch nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Theo phản ánh của một người dân sinh sống tại đây, tuy cuộc sống hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt điện, nước thiếu thốn, tình trạng mất an ninh thường xuyên xảy ra, nhưng người dân vẫn kiên trì bám trụ để mong giá đền bù sẽ được cải thiện hơn.

Đa số người dân sinh sống ở đây đều biến những căn nhà ống thành nhiều phòng nhỏ để kinh doanh nhà trọ; một số hộ dân thì sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, gia cầm, buôn bán tạp hóa và nước giải khát cầm cự qua ngày.

Hay tại bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, hiện có hơn 3.000 hộ dân với 45.000 nhân khẩu vẫn đang sống với nghề nông, buôn bán nhỏ lẻ và… chờ đợi. Giờ đây, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa đã trở về vạch xuất phát ban đầu (tức là đang chờ Tp.HCM xây dựng phương án tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư) sau hơn 26 năm quy hoạch “treo”.

Mặc dù sống giữa lòng thành phố, thế nhưng người dân nơi đây vẫn làm nghề trồng lúa, nuôi vịt, chăn bò… như một vùng nông thôn thực sự. Đáng nói, người dân sống trên bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn không thể làm gì trên mảnh đất của mình. Theo chia sẻ của người dân ở đây, dù nhà cửa hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhưng họ không thể xây mới, nếu muốn sửa chữa, cơi nới cũng phải xin phép, chờ đợi thủ tục rất phức tạp.

Hiệp hội bất động sản Tp.HCM cho biết, do vướng khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên rất nhiều dự án nhà ở không thể triển khai được. Thậm chí, có nhiều dự án đã giải phóng được mặt bằng từ hơn 80-98%, nhưng phần còn lại doanh nghiệp vẫn không thể thỏa thuận đền bù được. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án rơi vào trạng thái “trùm mền” chính là bởi khâu bồi thường trì trệ kéo dài, không dứt điểm.

Trước tình trạng nhiều dự án treo, chậm triển khai kéo dài nhiều năm gây lãng phí đất, mới đây UBND Tp.HCM đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm xử lý và thu hồi đất.

Đơn cử, UBND Tp.HCM đã chỉ đạo Sở TN-MT tham mưu việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ các công trình, dự án có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã quá 3 năm nhưng không triển khai. Theo đó, đề xuất xử lý các dự án, công trình đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa triển khai, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất trước ngày 1/7/2014.

Bên cạnh đó, UBND Tp.HCM cũng yêu cầu Thanh tra thành phố tăng cường thanh tra trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; nếu người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền... thì đề nghị xử lý nghiêm. 

Đồng thời, yêu cầu các quận huyện lập ngay các tổ liên ngành rà soát tất cả các dự án chậm tiến độ; đề nghị lãnh đạo các quận huyện phải thường xuyên đi cơ sở để kiểm tra, kiểm soát thái độ, tác phong làm việc của cán bộ.

UBND Tp.HCM cũng giao Sở TN-MT phối hợp với UBND các quận huyện rà soát tình hình các dự án chậm triển khai hơn 10 năm, nhằm xóa bỏ tận gốc các dự án treo, chậm triển khai. UBND các quận, huyện niêm yết công khai thông tin dự án được gia hạn hoặc dự án thu hồi để người dân giám sát cũng như giải quyết quyền lợi của người dân theo quy định của pháp luật.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME