Lau dọn nhà cửa đừng mắc phải những sai lầm sau
Khi lau dọn nhà cửa, ít ai nghĩ tới việc vệ sinh những thứ trông có vẻ còn sạch sẽ. Nhưng bạn có biết rằng, những vị trí bạn thường xuyên bỏ qua lại tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, nấm mốc có hại sống và phát triển ở đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đó chỉ là một trong rất nhiều sai lầm mà mọi người thường mắc phải khiến mọi công sức dọn dẹp đều "đổ xuống sông xuống bể".
"Quên" vệ sinh máy giặt
Để máy giặt bẩn rất nguy hiểm bởi nó có thể làm lây lan vi khuẩn, nấm mốc, cặn bẩn sang quần áo và gây nên các vấn đề về da như ngứa ngáy, mẩn đỏ, đặc biệt nguy hiểm với những người bị dị ứng và hen suyễn.
Các hạt bụi bẩn có thể ở bên trong lồng máy giặt, có trong các chất tẩy rửa và chất làm mềm vải. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị nên vệ sinh máy giặt 2 tuần 1 lần. Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện điều này mà không cần thuê thợ tốn kém. Trước hết, hãy lấy toàn bộ quần áo còn sót lại trong máy giặt. Sau đó, khởi động máy giặt ở chế độ nhiệt cao nhất với dung dịch tẩy rửa hoặc axit citric để cho máy hoàn thành một chu trình giặt như thông thường hoặc chọn chế độ vệ sinh lồng giặt nếu có. Cuối cùng, dùng khăn lau vào dung dịch giấm ăn rồi cọ sạch bên trong lồng giặt.
Nên duy trì thói quen vệ sinh máy giặt ít nhất mỗi tháng 1 lần để đảm bảo tuổi thọ, độ bền của máy cũng như sức khỏe của gia đình.
Nên vệ sinh máy giặt hàng tháng để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
-
Để bàn chải toilet còn ướt trong hộp kín
Bàn chải toilet là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. May mắn là chúng ta có thể hạn chế số lượng vi khuẩn trên đó bằng cách khử trùng thường xuyên và làm khô bàn chải trước khi cất đi. Để bàn chải ướt trong hộp đựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan khắp nhà tắm mỗi khi bạn sử dụng bàn chải.
Thay vào đó, bạn có thể mua dụng cụ treo đặc biệt để làm khô bàn chải sau mỗi lần sử dụng hoặc đơn giản hơn, kẹp bàn chải trong toilet khoảng 10 phút như hình dưới đây trước khi cho vào hộp đựng.
Để khô bàn chải toilet sau mỗi lần sử dụng.
-
Bỏ qua cống thoát nước của bồn rửa
Khi vệ sinh bồn rửa bát, nhiều người thường bỏ qua cống thoát nước và chỉ thực sự chú ý đến nó khi phát hiện thấy mùi khó chịu. Vụn thức ăn và bụi bẩn tồn đọng trong cống thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Và khi nước xả xuống cống thoát, áp lực sẽ khiến những thứ này quay trở lại bồn rửa. Để làm sạch cống thoát nước, hãy đổ một thìa baking soda vào cống, thêm một chút giấm lên đó và để qua đêm. Đến sáng hôm sau, bạn chỉ cần xả sạch bằng nước sôi hoặc nước nóng là mọi vi khuẩn, mảng vụn thức ăn đã bị đánh bay.
Vệ sinh cống thoát nước bồn rửa bằng baking soda và bàn chải.
Cách làm này đặc biệt hiệu quả sau khi bạn thái thịt, cá hay rau củ.
-
Không khử trùng chải đánh răng
Thật bất ngờ, bàn chải đánh răng là nơi ẩn chứa của hơn 100 triệu con vi trùng! Ngoài vi khuẩn từ trong miệng chúng ta, bàn chải đánh răng còn bị nhiễm vi khuẩn từ bồn rửa, bồn bầu bởi mỗi lần xả nước, vi khuẩn sẽ được giải phóng ra khoảng không xung quanh ở bán kính 2m. Chúng có thể dẫn đến nhiều loại bệnh như viêm bàng quang, rối loạn ruột già và rối loạn vi khuẩn.
Bàn chải đánh răng nên được ngâm trong nước súc miệng hoặc nước sôi để diệt trùng.
Để làm giảm tác hại, thay vì để bàn chải trên bồn rửa, hãy cắm bàn chải vào ống đựng treo trên cao. Sử dụng hộp bọc bàn chải đánh răng thực sự là ý kiến rất tồi bởi vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn trong môi trường kín. Do vậy, nên để bàn chải ở nơi thông thoáng, cách xa bồn rửa và bồn cầu. Cách dễ nhất để khử trùng bàn chải đánh răng là ngâm bàn chải trong nước súc miệng khoảng 30 phút hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 2 phút.
Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh ống đựng bàn chải.
Sử dụng nước lạnh để lau dọn
Khi kết hợp với nước lạnh hay nước chỉ hơi âm ấm, các sản phẩm tẩy rửa sẽ không phát huy hết hiệu quả làm sạch. Nhiệt độ dung dịch làm sạch nên cao hơn khoảng 10 độ so với nhiệt độ phòng, hoặc nước phải đủ nóng để đôi tay cảm thấy thoải mái.
Đặc biệt, nước nóng giúp tăng hiệu quả làm sạch của chất tẩy rửa kiềm lên gấp đôi, cho phép tiêu diệt được nhiều vi khuẩn và nấm mốc hơn.
Nước nóng giúp phát huy hiệu quả làm sạch của các sản phẩm tẩy rửa.
Không sấy khô máy rửa chén bát sau khi sử dụng
Bạn không nhất thiết phải vệ sinh máy rửa chén bát quá thường xuyên bởi bản thân thiết bị đã có khả năng tự làm sạch. Tuy nhiên, hãy để khô máy sau mỗi lần sử dụng nếu không muốn nấm mốc sinh sôi bên trong.
"Chiến thuật" sắp đặt hợp lý giúp những chiếc đĩa được rửa sạch 100%.
Ngoài ra, khi rửa chén bát, cách sắp đặt đĩa vào máy rửa chén bát ra sao cũng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên rằng, các đĩa đựng đồ tinh bột (khoai tây, gạo, mỳ ống) nên được đặt ở giữa máy. Trong khi các đĩa đựng protein (thịt, phô mai, trứng) nên được đặt ở phía ngoài. Như thế, những chiếc đĩa sẽ được rửa sạch sẽ hơn.
Quên làm sạch rèm tắm và đầu vòi sen
Người ta hiếm khi giặt rèm tắm vì cho rằng nó thường xuyên tiếp xúc với nước và sẽ luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Rèm tắm, không gian giữa bồn tắm và tường là những nơi nấm mốc đen phát triển thường xuyên hơn. Tốt hơn là nên thay thế rèm tắm polyetylen bằng vải vinyl hoặc vải thông thường và nên giặt rèm mỗi tháng 1 lần. Một phương pháp khác là ngâm rèm tắm trong dung dịch muối hoặc axit citric. Sau đó, lau khô hoặc phơi khô rèm tắm.
Cùng với bồn rửa thì đầu vòi sen và rèm tắm là những nơi có nhiều vi khuẩn, nấm mốc nhất.
Bên cạnh đó, cọ rửa khoảng trống giữa bồn tắm và tường với baking soda, sau đó phun giấm lên để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc đen.
Dù chúng ta sử dụng vòi hoa sen mỗi ngày thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển bên trong vòi hoa sen vào ban đêm khi không có ai sử dụng. Kết quả là vòi hoa sen sẽ trở thành nơi cư ngụ của vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu đen gây nhiễm trùng xoang, viêm amidan và viêm tai giữa. Vì thế, trước khi tắm, hãy mở vòi sen để nước chảy trong khoảng 1 phút. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu ngâm đầu vòi hoa sen trong dung dịch baking soda hay giấm hàng tuần.
Không vệ sinh quạt hút mùi
Quạt hút mùi là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất bởi nó là cửa ngõ giữa trong và ngoài nhà, nơi phân của loài gặm nhấm hoặc phân chim có thể xâm nhập vào nhà. Bạn nên làm sạch quạt hút mùi sau mỗi 2 tuần. Cùng với đó, dành thời gian loại bỏ bụi bám trên quạt mỗi tuần.
Sự khác biệt giữa quạt hút mùi được vệ sinh hàng tháng và hàng tuần.
Link báo gốc: http://thanhnienviet.vn/2019/12/12/lau-don-nha-cua-dung-mac-phai-nhung-sai-lam-sau
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet