Anh Quân (Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi tìm hiểu và được nhân viên kinh môi giới tư vấn, đã nộp tiền đặt cọc cho sàn giao dịch để mua căn hộ tại dự án HPC Landmark 105 (Hà Đông). Nhưng sau khi tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn, nhóm cộng đồng của khách hàng cũ mua nhà tại dự án, anh phân vân chưa dám xuống tiền để ký hợp đồng mua bán.

HPC Landmark 105 trước đây là một tòa nhà thuộc dự án Usilk City đầy tai tiếng của chủ đầu tư cũ là Công ty CP Sông Đà Thăng Long. Việc dự án "trùm mền" suốt nhiều năm cùng những kiện cáo triền miên khiến chủ đầu tư mới gặp không ít trở ngại.

Anh Chính, nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản cho biết, dù đã được chủ đầu tư mới tiếp quản nhưng Usilk City vẫn bị gắn với những hình ảnh xấu nhất khiến người mua nhà mất niềm tin. Ngay cả khi dự án có tiến độ tốt thì vẫn phải đối mặt với những tai tiếng xấu trước đây. Bởi vậy, việc tư vấn cho khách hàng rất gian nan.

Mua lại dự án tai tiếng
 Mua lại dự án tai tiếng, chủ đầu tư thường gặp rất nhiều khó khăn trong
việc thỏa thuận với các khách hàng cũ. Ảnh: PV

Usilk City từng được biết đến là một trong những dự án khiến hàng trăm khách hàng điêu đứng khi nộp tổng cộng khoảng 4.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư cũ là Sông Đà Thăng Long. Nhưng sau thời gian xây dựng ì ạch, dự án với vài tòa nhà dang dở bị "đắp chiếu" suốt nhiều năm do chủ đầu tư khó khăn về tài chính. Cùng với đó là tình trạng khiếu kiện kéo dài không tìm ra hướng giải quyết giữa khách hàng và chủ đầu tư. Cuối năm 2015, một trong số những tòa dang dở được Sông Đà Thăng Long bán lại cho Công ty CP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô và được chủ đầu tư mới đổi tên thành HPC Landmark 105.

Dù Sông Đà Thăng Long đã họp hội nghị để xin ý kiến khách hàng trước khi sang tay, nhưng ở giai đoạn đầu, một số người không công nhận chủ đầu tư mới và không đồng ý đóng tiền các đợt tiếp theo. Nhiều khách hàng cho rằng, giá bán căn hộ phải điều chỉnh dựa vào thời điểm mới, chứ không thể thực hiện theo hợp đồng mua bán cũ với Sông Đà Thăng Long. Do không đồng tình với chủ đầu tư mới nên nhiều khách hàng cũ lại gửi đơn thư tới các cơ quan truyền thông, đăng tải trên mạng xã hội để bêu xấu dự án.

Những lùm xùm trên khiến việc thu tiền của khách cũ cũng như bán hàng cho người mua mới của chủ đầu tư gặp không ít trở ngại. Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Hải Phát Thủ đô cho biết, việc bán hàng tại dự án thời gian qua rất ảm đạm. Từ khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư cũ vào cuối năm 2015, tổng số tiền Hải Phát Thủ Đô đầu tư vào dự án khoảng 1.200 tỷ đồng. Song, số thu được từ các khách hàng cũ và mới chỉ bù đắp được khoảng 10-20%.

Theo ông Dũng, công ty phải tự lo nguồn vốn bởi hàng bán rất chậm, một số khách hàng cũ không thanh toán. Trong khi đó, việc triển khai dự án muốn nhanh đúng như tiến độ lại đòi hỏi có dòng tiền tốt. Để bán được hàng, không còn cách nào khách là phải đảm bảo tiến độ. Nhưng ông Dũng cũng cho biết, phần lớn khách hàng cũ ủng hộ chủ đầu tư mới, chỉ một bộ phận nhỏ là không đồng tình.

Dự án The Garden Hill trên phố Trần Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Sau khi lãnh đạo chủ đầu tư cũ vướng vòng lao lý, dự án được chuyển nhượng cho BID Group. Nhưng việc không thống nhất được với nhóm khách hàng cũ về giá bán cũng như các điều khoản khiến tình trạng căng băng rôn ngay trước dự án xảy ra không dưới một lần. Cá biệt, có khách hàng còn mang băng rôn đến ngay tại sự kiện mở bán của chủ đầu tư để gây sức ép.

Chia sẻ về những khó khăn phải trải qua khi mua lại dự án tai tiếng, một chủ đầu tư cho biết: “Với một dự án vốn đã đầy tai tiếng, một trong những việc sẽ mất rất nhiều công sức là truyền thông cho cả khách hàng cũ và mới. Vì chỉ cần vài ý kiến trái chiều cũng có thể khiến dự án và chủ đầu tư chao đảo”.

Vị này cũng cho rằng, khách hàng nếu không chia sẻ với chủ đầu tư mới, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, thì rất có thể dự án lại thêm một lần nữa đình trệ.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME