Làm thế nào để xác nhận ranh giới thửa đất liền kề?
Hỏi: Cả gia đình tôi đang sống trên mảnh đất diện tích 170m2 do các cụ, ông bà để lại, đất ở ổn định và có từ thời Pháp thuộc (trước năm 1954). Nhưng cho đến nay thửa này vẫn chưa được cấp sổ đỏ trong khi các hộ xung quanh đã có.
Tôi lên UBND thị trấn đề nghị được cấp sổ đỏ, họ cấp cho tôi 2 tờ đơn đề nghị xin cấp GCNQSDĐ, 2 bản trích đo thửa đất gia đình tôi đang ở và nói là về xin chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh rồi mang trở lại cho UBND thị trấn để họ phê duyệt. Tôi đã xin hết chữ ký xác nhận của các hộ giáp ranh nhưng chỉ còn một hộ giáp ranh bên cạnh nhà tôi là họ không ký xác nhận (do một chút mâu thuẫn riêng trước đó).
Còn thiếu một hộ giáp ranh bên cạnh không ký xác nhận vào bản trích đo của gia đình tôi thì liệu tôi có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không? Hoàng Nhật Hà ([email protected])
Ngay cả khi người sử dụng đất liền kề không xác nhận và cũng không có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận vẫn phải được tiến hành. Tôi trích toàn văn quy định này để bạn tham khảo và có cơ sở pháp lý áp dụng cho trường hợp của gia đình bạn.
“6.6. Ranh giới thửa đất được xác định khi đo vẽ bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận theo quy định như sau:
a. Trường hợp thửa đất xin cấp giấy chứng nhận có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định theo giấy tờ đó;
b. Trường hợp thửa đất xin cấp giấy chứng nhận không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai, hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì:
- Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;
- Sau mười ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó;
c. Các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính và giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận không được buộc người làm thủ tục cấp giấy chứng nhận lấy xác nhận của người sử dụng đất liền kề.
Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho ủy ban nhân dân cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề; trường hợp đến khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất liên quan đến đường ranh giới đó mà chưa gửi được bản mô tả cho người sử dụng đất liền kề thì UBND cấp xã ghi xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận “Chưa gửi được bản mô tả thửa đất cho… (ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất liền kề vắng mặt)”.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo ba lần trong thời gian không quá mười ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương về việc xác định ranh giới chung của các thửa đất; chi phí cho việc thông báo được tính chung trong chi phí cấp giấy chứng nhận và được lấy từ nguồn ngân sách. Sau ba mươi ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không có đơn tranh chấp của người sử dụng đất liền kề thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó”.
Như vậy, bạn có thể báo cáo sự việc đến UBND thị trấn để cơ quan này sớm có biện pháp giải quyết theo đúng thủ tục luật định.
Trong trường hợp cán bộ giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận cho gia đình bạn vẫn tiếp tục yêu cầu bạn phải xin xác nhận của hộ liền kề, theo quy định của Luật khiếu nại số 02/2011/QH13, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến UBND thị trấn hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân huyện.
Nếu đất sử dụng phù hợp quy hoạch và không tranh chấp, gia đình bạn sẽ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo Điều 7 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; và Điều 15 của bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 1609/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 30/9/2010.
Bạn cũng không nêu rõ xin cấp giấy chứng nhận chỉ đối với quyền sử dụng đất hay là cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (như nhà ở…), nên về quy trình, xin tóm tắt cả hai trường hợp theo sơ đồ dưới đây căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 88/2009/NĐ-CP (xem sơ đồ).
- Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn liền, hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu, hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác đối với chủ thể đăng ký (*) ở xã, thị trấn (Điều 14 NĐ88/2009/NĐ-CP): 50 ngày.Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận cho chủ thể đăng ký (*) ở xã, thị trấn là người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng (Điều 16 và Điều 17 NĐ88/2009/NĐ-CP): 50 ngày.
Còn thiếu một hộ giáp ranh bên cạnh không ký xác nhận vào bản trích đo của gia đình tôi thì liệu tôi có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không? Hoàng Nhật Hà ([email protected])
Trả lời
1. Vấn đề ký xác nhận ranh giới thửa đất của các hộ liền kề
Theo quy định tại Khoản 6.6 Mục I Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính và giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận không được buộc người làm thủ tục cấp giấy chứng nhận lấy xác nhận của người sử dụng đất liền kề.Ngay cả khi người sử dụng đất liền kề không xác nhận và cũng không có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận vẫn phải được tiến hành. Tôi trích toàn văn quy định này để bạn tham khảo và có cơ sở pháp lý áp dụng cho trường hợp của gia đình bạn.
“6.6. Ranh giới thửa đất được xác định khi đo vẽ bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận theo quy định như sau:
a. Trường hợp thửa đất xin cấp giấy chứng nhận có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định theo giấy tờ đó;
b. Trường hợp thửa đất xin cấp giấy chứng nhận không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai, hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì:
- Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;
- Sau mười ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó;
c. Các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính và giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận không được buộc người làm thủ tục cấp giấy chứng nhận lấy xác nhận của người sử dụng đất liền kề.
Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho ủy ban nhân dân cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề; trường hợp đến khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất liên quan đến đường ranh giới đó mà chưa gửi được bản mô tả cho người sử dụng đất liền kề thì UBND cấp xã ghi xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận “Chưa gửi được bản mô tả thửa đất cho… (ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất liền kề vắng mặt)”.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo ba lần trong thời gian không quá mười ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương về việc xác định ranh giới chung của các thửa đất; chi phí cho việc thông báo được tính chung trong chi phí cấp giấy chứng nhận và được lấy từ nguồn ngân sách. Sau ba mươi ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không có đơn tranh chấp của người sử dụng đất liền kề thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó”.
Như vậy, bạn có thể báo cáo sự việc đến UBND thị trấn để cơ quan này sớm có biện pháp giải quyết theo đúng thủ tục luật định.
Trong trường hợp cán bộ giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận cho gia đình bạn vẫn tiếp tục yêu cầu bạn phải xin xác nhận của hộ liền kề, theo quy định của Luật khiếu nại số 02/2011/QH13, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến UBND thị trấn hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân huyện.
2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
Bạn không nêu rõ gia đình bạn có hay không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, nhưng với thông tin sử dụng đất bạn nêu, có thể thấy việc sử dụng đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 quy định tại Điều 50 Luật đất đai.Nếu đất sử dụng phù hợp quy hoạch và không tranh chấp, gia đình bạn sẽ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo Điều 7 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; và Điều 15 của bản quy định ban hành kèm theo Quyết định 1609/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 30/9/2010.
Bạn cũng không nêu rõ xin cấp giấy chứng nhận chỉ đối với quyền sử dụng đất hay là cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (như nhà ở…), nên về quy trình, xin tóm tắt cả hai trường hợp theo sơ đồ dưới đây căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 88/2009/NĐ-CP (xem sơ đồ).
- Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn liền, hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu, hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác đối với chủ thể đăng ký (*) ở xã, thị trấn (Điều 14 NĐ88/2009/NĐ-CP): 50 ngày.Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận cho chủ thể đăng ký (*) ở xã, thị trấn là người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng (Điều 16 và Điều 17 NĐ88/2009/NĐ-CP): 50 ngày.
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet