Làm sao để được cấp KT3 khi chủ nhà trọ không đồng ý
Hỏi: Vợ chồng tôi đang làm việc ở Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, Tp.HCM. Chúng tôi có một con gái 3 tuổi đang gửi ở nhà giữ trẻ gia đình, tôi muốn cho con tôi vào trường mầm non thì các trường bảo là phải có KT3 (thẻ tạm trú dài hạn).
Tôi đã thuê phòng trọ chỗ hiện ở bốn năm nay nhưng chủ nhà không đồng ý cho bất cứ phòng trọ nào làm KT3. Tôi rất lo lắng vì cha mẹ chồng và cha mẹ tôi ở quê đều lớn tuổi, không thể gửi bé về quê được. Xin hỏi có cách nào để tôi có thể làm KT3 cho con tôi được đi học? N.T.
+ Phải khai báo tạm trú tại công an phường hoặc các điểm khai báo tạm trú ở các tổ dân phố có treo bảng rõ ràng, tạm trú ở địa chỉ đăng ký và sau 30 ngày mới được xem xét cấp KT3.
+ Điều kiện để được cấp KT3: hoặc chủ hộ phải có đủ giấy tờ hợp lệ về căn nhà cho thuê làm giấy bảo lãnh cho người thuê được cấp thẻ tạm trú, giấy tờ bảo lãnh phải có chứng thực của địa phương; hoặc người thuê trọ phải có hợp đồng thuê nhà (phòng) trọ có chứng thực.
Khi chị không thực hiện đủ các yêu cầu trên thì không được cấp KT3, nhưng công an phường sẽ lưu hồ sơ, quản lý và sẽ cấp chứng nhận tạm trú cho công dân.
Trường hợp của chị, nếu chủ nhà trọ kiên quyết không đồng ý bảo lãnh hoặc không có hợp đồng thuê nhà thì chị nên thay đổi chỗ ở khác nơi chủ nhà trọ đồng ý để có thể xin làm KT3.
Mặc dù pháp luật hiện hành có quy định hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, và chủ nhà trọ nếu không thực hiện đúng công tác tạm trú thì cũng bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà trọ đã không làm.
Trong thực tế, do một số trường hợp cả người nhập cư lẫn người cho thuê nhà trọ đều có kiến thức pháp luật hạn chế khiến vấn đề trở nên căng thẳng khi hiểu không đúng về pháp luật. Chủ nhà thường sợ rằng nếu bảo lãnh cho người thuê nhà có KT3, sau đó muốn lấy lại nhà thì người thuê sẽ không đi với lý do đã được cấp thẻ tạm trú. Thực tế việc có KT3, thậm chí hộ khẩu và việc có được cư trú trong căn nhà đó hay không là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nếu chủ sở hữu căn nhà không đồng ý, không ai có thể cư trú trong đó được.
Trả lời
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để làm KT3 thì chị phải tuân thủ các thủ tục sau:+ Phải khai báo tạm trú tại công an phường hoặc các điểm khai báo tạm trú ở các tổ dân phố có treo bảng rõ ràng, tạm trú ở địa chỉ đăng ký và sau 30 ngày mới được xem xét cấp KT3.
+ Điều kiện để được cấp KT3: hoặc chủ hộ phải có đủ giấy tờ hợp lệ về căn nhà cho thuê làm giấy bảo lãnh cho người thuê được cấp thẻ tạm trú, giấy tờ bảo lãnh phải có chứng thực của địa phương; hoặc người thuê trọ phải có hợp đồng thuê nhà (phòng) trọ có chứng thực.
Khi chị không thực hiện đủ các yêu cầu trên thì không được cấp KT3, nhưng công an phường sẽ lưu hồ sơ, quản lý và sẽ cấp chứng nhận tạm trú cho công dân.
Trường hợp của chị, nếu chủ nhà trọ kiên quyết không đồng ý bảo lãnh hoặc không có hợp đồng thuê nhà thì chị nên thay đổi chỗ ở khác nơi chủ nhà trọ đồng ý để có thể xin làm KT3.
Mặc dù pháp luật hiện hành có quy định hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, và chủ nhà trọ nếu không thực hiện đúng công tác tạm trú thì cũng bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà trọ đã không làm.
Trong thực tế, do một số trường hợp cả người nhập cư lẫn người cho thuê nhà trọ đều có kiến thức pháp luật hạn chế khiến vấn đề trở nên căng thẳng khi hiểu không đúng về pháp luật. Chủ nhà thường sợ rằng nếu bảo lãnh cho người thuê nhà có KT3, sau đó muốn lấy lại nhà thì người thuê sẽ không đi với lý do đã được cấp thẻ tạm trú. Thực tế việc có KT3, thậm chí hộ khẩu và việc có được cư trú trong căn nhà đó hay không là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nếu chủ sở hữu căn nhà không đồng ý, không ai có thể cư trú trong đó được.
Thạc sĩ Thái Thị Tuyết Dung
(Theo landtoday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet