Em gái ruột chị tôi (B) là giáo viên và vừa xin vào một trường cấp một tại Hà Nội nhưng yêu cầu phải có sổ hộ khẩu Hà Nội. Chị B hiện tại đang làm giáo viên tại Thành Phố Thái Bình.

Vậy Chị B có thể nhập vào hộ khẩu chị gái tôi được không, nếu được thì cần các hồ sơ thủ tục như thế nào, nếu không thì vì lý do gì? (Câu hỏi của bạn đọc Nguyễn ở ngõ 100, Kim Ngưu, Thanh Nhàn).

Làm sao để có hộ khẩu Hà Nội? | ảnh 1
Nhiều người muốn có hộ khẩu Hà Nội (Ảnh minh họa, nguồn VTC News)

Trả lời:

Theo nội dung trao đổi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú  thì  Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Nhiều người muốn có hộ khẩu Hà Nội (Ảnh minh họa, nguồn VTC News)

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì chị B hiện đang thường trú tai Thái Bình. Như vậy trường hợp của chị B không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 của điều luật.

Theo khoản 3 thì để cố hộ khẩu tại Hà Nội, chị B cần đáp ứng được 2 điều kiện:

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Có chỗ ở hợp pháp hoặc được người có chỗ ở hợp pháp đồng ý cho thuê mượn… bằng văn bản.

Trường hợp của chị B do có sự đồng ý của chị A nên bạn chỉ cần quan tâm đến điều kiên đầu tiên: Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên ở đây phát sinh mâu thuẫn là: Nơi tuyển dụng chị B lại yêu cầu chị B phải có hộ khẩu thường trú mới tuyển dụng.

Vì thế, trong trường hợp này sẽ rất khó để  nhập khẩu cho chị B theo khoản 3 của Điều luật. Đây là những bất cập trong quy đinh của pháp luật mà có lẽ trong thời gian tới nhà làm luật sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.

Hiện tại, để nhập khẩu tại Hà Nội chị B cần thực hiện theo quy định tại Khoản 1 đó là đăng ký tạm trú tại nhà chị A một năm sau đó mới đủ điều kiện xin nhập khẩu.

Ls Hoàng Tuấn Anh, VP Luật Hoàng Kim
(Theo Vietnamnet)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME