Lâm Đồng: "Phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020"
Nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008 - 2020 khoảng 14.700 hộ. Trong đó cán bộ, công chức, viên chức, lao động trên 13.600 hộ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gần 1.100 hộ.
Theo khảo sát, các đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội phần lớn tập trung tại Đà Lạt (31%), Bảo Lộc (23%), Đức Trọng (10,2%)... Vài năm qua, TP Đà Lạt đưa vào sử dụng một số chung cư như Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Hoa Thám, Triệu Việt Vương nhưng chỉ như muối bỏ biển.
Một số khu dân cư được quy hoạch gần chục năm qua nhưng đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án vẫn còn "tắc" như khu dân cư đồi An Tôn, khu Bạch Đằng - Ngô Quyền, khu dân cư trên đường Phù Đổng Thiên Vương (phường 8)... khiến các nhà đầu tư nản chí. Hầu hết các khu dân cư được quy hoạch này chủ yếu để di dời dân ở trong các biệt thự bị thu hồi, các dự án công viên, du lịch... trên địa bàn.
Trước nhu cầu bức xúc về nhà ở cho người thu nhập thấp, một số khu dân cư "dân lập" lần lượt mọc lên trên đất nông nghiệp dọc các con đường Nguyễn Đình Chiểu, Trạng Trình, Lữ Gia, Mê Linh, Trần Hưng Đạo... Người mua chỉ bỏ ra trên dưới 200 triệu đồng vừa mua được đất và xây ngôi nhà cấp 4 khoảng 70m2, dù biết tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đầu tháng 4.2008, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã lập đề án "Phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020". Theo đề án sẽ phát triển 16 khu dân cư, trong đó Đà Lạt có 11 khu, Bảo Lộc 2 khu, Đức Trọng 2 khu và Di Linh 1 khu; xây dựng khoảng 800.000m2 diện tích sàn nhà ở, quỹ đất khoảng 70 ha và vốn đầu tư không dưới 1.700 tỉ đồng.
Dự án chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2008 - 2012) xây dựng 350.000m2 sàn (735 tỉ đồng), giai đoạn 2 (2013 - 2020) xây 450.000m2 sàn (945 tỉ đồng), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm hơn phân nửa, phần còn lại huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu về nhà ở.
Ông Đặng Nguyễn Văn Tích, Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt cho biết: "Để thực hiện được dự án nhà ở xã hội, Nhà nước phải tiên phong bỏ vốn lập dự án, bố trí quỹ đất, thành lập bộ máy điều hành. Đơn vị trúng thầu chỉ cần xây các công trình công cộng, phần nhà ở chỉ xây thô, tùy theo khả năng giá và nhu cầu của từng hộ sẽ thiết kế nội thất riêng, làm sao để giá thành xê dịch từ 2,5-3 triệu đồng/m2, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thu nhập thấp có được nhà ở".
Ông Ngô Phước, Phó giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt cho biết công ty ông sẵn sàng tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nếu tỉnh có chủ trương cụ thể, bảo đảm được quỹ đất, nguồn vốn... nhưng cái khó nhất hiện nay là quỹ đất để thực hiện dự án. Ông Ngô Phước bức xúc trước việc người dân tự phân lô đất nông nghiệp để bán xây nhà, nếu không ngăn chặn sẽ làm rối loạn quy hoạch, kiến trúc TP Đà Lạt.
Một số khu dân cư được quy hoạch gần chục năm qua nhưng đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án vẫn còn "tắc" như khu dân cư đồi An Tôn, khu Bạch Đằng - Ngô Quyền, khu dân cư trên đường Phù Đổng Thiên Vương (phường 8)... khiến các nhà đầu tư nản chí. Hầu hết các khu dân cư được quy hoạch này chủ yếu để di dời dân ở trong các biệt thự bị thu hồi, các dự án công viên, du lịch... trên địa bàn.
Trước nhu cầu bức xúc về nhà ở cho người thu nhập thấp, một số khu dân cư "dân lập" lần lượt mọc lên trên đất nông nghiệp dọc các con đường Nguyễn Đình Chiểu, Trạng Trình, Lữ Gia, Mê Linh, Trần Hưng Đạo... Người mua chỉ bỏ ra trên dưới 200 triệu đồng vừa mua được đất và xây ngôi nhà cấp 4 khoảng 70m2, dù biết tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đầu tháng 4.2008, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã lập đề án "Phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020". Theo đề án sẽ phát triển 16 khu dân cư, trong đó Đà Lạt có 11 khu, Bảo Lộc 2 khu, Đức Trọng 2 khu và Di Linh 1 khu; xây dựng khoảng 800.000m2 diện tích sàn nhà ở, quỹ đất khoảng 70 ha và vốn đầu tư không dưới 1.700 tỉ đồng.
Dự án chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2008 - 2012) xây dựng 350.000m2 sàn (735 tỉ đồng), giai đoạn 2 (2013 - 2020) xây 450.000m2 sàn (945 tỉ đồng), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm hơn phân nửa, phần còn lại huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu về nhà ở.
Ông Đặng Nguyễn Văn Tích, Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt cho biết: "Để thực hiện được dự án nhà ở xã hội, Nhà nước phải tiên phong bỏ vốn lập dự án, bố trí quỹ đất, thành lập bộ máy điều hành. Đơn vị trúng thầu chỉ cần xây các công trình công cộng, phần nhà ở chỉ xây thô, tùy theo khả năng giá và nhu cầu của từng hộ sẽ thiết kế nội thất riêng, làm sao để giá thành xê dịch từ 2,5-3 triệu đồng/m2, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thu nhập thấp có được nhà ở".
Ông Ngô Phước, Phó giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt cho biết công ty ông sẵn sàng tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nếu tỉnh có chủ trương cụ thể, bảo đảm được quỹ đất, nguồn vốn... nhưng cái khó nhất hiện nay là quỹ đất để thực hiện dự án. Ông Ngô Phước bức xúc trước việc người dân tự phân lô đất nông nghiệp để bán xây nhà, nếu không ngăn chặn sẽ làm rối loạn quy hoạch, kiến trúc TP Đà Lạt.
Theo Thanh Niên
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet