Kinh nghiệm phát triển nhà ở của nước Anh
Trên thế giới, trong lĩnh vực nhà ở Vương quốc Anh đã có những thành tựu và một số kinh nghiệm tốt. Mới đây họ đã đạt bình quân khoảng 38m2 nhà ở/người, thấp hơn Mỹ (60m2), Đức (khoảng 40m2) và cao hơn Pháp (khoảng 37m2), Nhật Bản (32m2).
So sánh tiêu chí này với một số tiêu chí kinh tế cơ bản khác, chúng ta thấy rằng giữa chúng có tồn tại một mối quan hệ gắn bó với nhau. Trong bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước Anh xếp ở vị trí thứ tư (sau Mỹ, Nhật, Đức và xếp trước các nước Pháp, Italia, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Canada, Ấn Độ).
Gần đây, trong bảng nghiên cứu 10 thị trường xây dựng lớn nhất thế giới, Anh đứng ở vị trí thứ 7 với giá trị xây dựng là 150 tỷ USD, đứng sau các thị trường Mỹ (1.039 tỷ USD), Nhật Bản (460 tỷ USD), Trung Quốc (240 tỷ USD), Đức (220 tỷ USD), Pháp (170 tỷ USD) và Italia (160 tỷ USD). Đặc biệt, nước Anh giữ vị trí thứ 3 trong danh sách 10 quốc gia có nhiều nhà thầu xây dựng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Để có được thành tựu phát triển kinh tế nói chung, bất động sản nhà ở nói riêng như hiện nay, Anh đã phải trải qua một chặng đường dài biến đổi thăng trầm với sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân tộc. Đến nay, những bài học kinh nghiệm về phát triển nhà ở, quy hoạch nhà ở, quản lý việc cho thuê nhà ở… của nước Anh vẫn còn nhiều những giá trị hiện thực.
Trong quá trình phát triển nhà ở cho dân, nước Anh đặc biệt chú ý tới công tác quy hoạch. Yêu cầu quy hoạch khu nhà ở của Anh là quy phạm kỹ thuật cần phải tuân thủ mà Chính phủ Anh định ra đối với việc quy hoạch khu nhà ở. Nội dung yêu cầu quy hoạch chủ yếu gồm:
1. Trong khu nhà ở, cần phải cấp cho tất cả các hộ cư trú một mảnh đất trống tương đối rộng bên ngoài hộ, ít nhất mỗi hộ không được ít hơn 30m2.
2. Công trình xây dựng mới cần phải hài hoà với những vật kiến trúc đã có ở xung quanh.
3. Phải khác với chung cư. Về mặt thiết kế yêu cầu phải có thiết kế cách điệu nhà ở.
4. Yêu cầu thiết kế phải bố trí đường đi bộ và phải tách biệt với đường xe hơi.
5. Để giảm nhẹ tiếng ồn của đường phố lân cận, ngoài diện tích xanh hoá công cộng của khu quy hoạch ra, mật độ của mỗi hécta nhà ở xây dựng là 340 người, còn yêu cầu có đủ cơ sở hạ tầng xã hội khác như chợ, trường học, y tế…
Bên cạnh đó, nước Anh cũng chú trọng phát triển nhà cho thuê và quản lý tốt việc cho thuê nhà. Về mặt quản lý cho thuê nhà ở nước Anh, Chính phủ định ra một số quy định mang tính pháp lệnh, khống chế tiền cho thuê nhà. Xa xưa, sau đại chiến thế giới thứ nhất, kinh tế nước Anh suy thoái, vật giá tăng vọt, tiền cho thuê nhà cũng theo đó tăng lên rất cao.
Để ổn định đời sống dân cư, Chính phủ Anh khống chế nghiêm ngặt sự gia tăng của tiền thuê nhà bằng pháp lệnh khống chế tiền thuê nhà ban hành năm 1915. Cho đến năm 1923, tức là sau 7 năm thực hiện mới bắt đầu xoá bỏ chế độ quản lý này. Đến năm 1933 Chính phủ Anh quay lại thi hành chế độ quản lý tiền thuê nhà đối với nhà cấp thấp, còn đối với nhà cấp trung thì từng bước xoá bỏ chế độ quản lý tiền thuê nhà.
Năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra, trong hoàn cảnh mới Chính phủ Anh lại thực hiện chính sách quản lý toàn diện tiền thuê nhà. Về sau vì chi phí tu sửa nhà cửa tăng cao nên nhà nước cũng phải nới lỏng việc kiểm soát mức tăng giá thuê nhà song cũng quy định mức tăng không được quá 2 lần. Đến năm 1957 Chính phủ Anh xoá bỏ việc quản lý đối với tiền thuê nhà ở cao tầng. Đối với nhà ở hạng thấp và hạng trung bắt đầu từng bước xoá bỏ việc quản lý tiền thuê. Bắt đầu từ năm 1965, Chính phủ Anh điều tiết tiền thuê nhà theo cơ chế thị trường. Đến năm 1974, Chính phủ Anh áp dụng chính sách tiền thuê nhà theo cơ chế thị trường.
Cần lưu ý rằng đối với tiền thuê nhà cũ Chính phủ vẫn quản lý, còn tiền thuê nhà mới thì theo cơ chế thị trường. Như vậy thì vừa có lợi cho người có thu nhập thấp, vừa thúc đẩy xây thêm nhà mới. Chính sách này được một số nước trên thế giới cho là hay và tích cực tìm hiểu để áp dụng.
Gần đây, trong bảng nghiên cứu 10 thị trường xây dựng lớn nhất thế giới, Anh đứng ở vị trí thứ 7 với giá trị xây dựng là 150 tỷ USD, đứng sau các thị trường Mỹ (1.039 tỷ USD), Nhật Bản (460 tỷ USD), Trung Quốc (240 tỷ USD), Đức (220 tỷ USD), Pháp (170 tỷ USD) và Italia (160 tỷ USD). Đặc biệt, nước Anh giữ vị trí thứ 3 trong danh sách 10 quốc gia có nhiều nhà thầu xây dựng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Để có được thành tựu phát triển kinh tế nói chung, bất động sản nhà ở nói riêng như hiện nay, Anh đã phải trải qua một chặng đường dài biến đổi thăng trầm với sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân tộc. Đến nay, những bài học kinh nghiệm về phát triển nhà ở, quy hoạch nhà ở, quản lý việc cho thuê nhà ở… của nước Anh vẫn còn nhiều những giá trị hiện thực.
Trong quá trình phát triển nhà ở cho dân, nước Anh đặc biệt chú ý tới công tác quy hoạch. Yêu cầu quy hoạch khu nhà ở của Anh là quy phạm kỹ thuật cần phải tuân thủ mà Chính phủ Anh định ra đối với việc quy hoạch khu nhà ở. Nội dung yêu cầu quy hoạch chủ yếu gồm:
1. Trong khu nhà ở, cần phải cấp cho tất cả các hộ cư trú một mảnh đất trống tương đối rộng bên ngoài hộ, ít nhất mỗi hộ không được ít hơn 30m2.
2. Công trình xây dựng mới cần phải hài hoà với những vật kiến trúc đã có ở xung quanh.
3. Phải khác với chung cư. Về mặt thiết kế yêu cầu phải có thiết kế cách điệu nhà ở.
4. Yêu cầu thiết kế phải bố trí đường đi bộ và phải tách biệt với đường xe hơi.
5. Để giảm nhẹ tiếng ồn của đường phố lân cận, ngoài diện tích xanh hoá công cộng của khu quy hoạch ra, mật độ của mỗi hécta nhà ở xây dựng là 340 người, còn yêu cầu có đủ cơ sở hạ tầng xã hội khác như chợ, trường học, y tế…
Bên cạnh đó, nước Anh cũng chú trọng phát triển nhà cho thuê và quản lý tốt việc cho thuê nhà. Về mặt quản lý cho thuê nhà ở nước Anh, Chính phủ định ra một số quy định mang tính pháp lệnh, khống chế tiền cho thuê nhà. Xa xưa, sau đại chiến thế giới thứ nhất, kinh tế nước Anh suy thoái, vật giá tăng vọt, tiền cho thuê nhà cũng theo đó tăng lên rất cao.
Để ổn định đời sống dân cư, Chính phủ Anh khống chế nghiêm ngặt sự gia tăng của tiền thuê nhà bằng pháp lệnh khống chế tiền thuê nhà ban hành năm 1915. Cho đến năm 1923, tức là sau 7 năm thực hiện mới bắt đầu xoá bỏ chế độ quản lý này. Đến năm 1933 Chính phủ Anh quay lại thi hành chế độ quản lý tiền thuê nhà đối với nhà cấp thấp, còn đối với nhà cấp trung thì từng bước xoá bỏ chế độ quản lý tiền thuê nhà.
Năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra, trong hoàn cảnh mới Chính phủ Anh lại thực hiện chính sách quản lý toàn diện tiền thuê nhà. Về sau vì chi phí tu sửa nhà cửa tăng cao nên nhà nước cũng phải nới lỏng việc kiểm soát mức tăng giá thuê nhà song cũng quy định mức tăng không được quá 2 lần. Đến năm 1957 Chính phủ Anh xoá bỏ việc quản lý đối với tiền thuê nhà ở cao tầng. Đối với nhà ở hạng thấp và hạng trung bắt đầu từng bước xoá bỏ việc quản lý tiền thuê. Bắt đầu từ năm 1965, Chính phủ Anh điều tiết tiền thuê nhà theo cơ chế thị trường. Đến năm 1974, Chính phủ Anh áp dụng chính sách tiền thuê nhà theo cơ chế thị trường.
Cần lưu ý rằng đối với tiền thuê nhà cũ Chính phủ vẫn quản lý, còn tiền thuê nhà mới thì theo cơ chế thị trường. Như vậy thì vừa có lợi cho người có thu nhập thấp, vừa thúc đẩy xây thêm nhà mới. Chính sách này được một số nước trên thế giới cho là hay và tích cực tìm hiểu để áp dụng.
Theo Báo Xây Dựng
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet