Với bộ mái này công trình thêm được một tầng áp mái có diện tích và độ cao khả dụng. Trong kiến trúc tân cổ điển bộ phận kiến trúc mái là một bộ phận không thể thiếu của công trình có tính quyết định rất lớn về mặt thẩm mỹ của toà nhà.

Công trình có 2 mặt tiền nên khi xử lý phần ngoại thất, kiến trúc sư đã dùng các khối mạnh, được phân chia bằng trụ đứng, cộng thêm các ô trống hình chữ nhật, những đường chỉ ngang tạo hiệu ứng thị giác phân chia thành các lớp tầng, kết hợp thêm phù điêu đơn giản trên tường và hoa văn chỉ điểm xuyết nhẹ trên đỉnh cột, đây là lối trang trí tối giản, thực dụng.

Kiến trúc tân cổ điển giữa lòng thành phố | ảnh 1

Điểm nhấn nổi bật của công trình nằm ở các cột corinthien (Hy Lạp) cực lớn, nối với nhau tạo thành khối vòm thống nhất với cả công trình và đạt hiệu ứng về chiều cao, từ đó mang lại cho công trình vẻ đẹp hoành tráng. Để tạo các hiệu ứng thị giác về điểm nhìn, chiều cao, bề rộng cho công trình, kiến trúc sư đã đưa vào chi tiết kiến trúc mái đón và cửa vòm. Mái đón ở mặt tiền trước và mái phụ ở mặt tiền bên nối với cột corinthien lại được bắt đầu từ lầu một. Nhìn tổng thể từ xa, tầng trệt như một bệ đỡ và là lối vào công trình kiến trúc tân cổ điển hoàn chỉnh bên trên. Màu vàng nhạt là màu chủ đạo của công trình theo đúng phong cách của kiến trúc tân cổ điển. Việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý tại các chân cột và bệ chỉ làm nổi bật các chi tiết kiến trúc cổ điển, đồng thời tạo thêm nét hiện đại cho công trình.

Công trình đa chức năng

Chủ đầu tư đưa ra yêu cầu với diện tích 100m2 (5 x 20m) phải đáp ứng được những công năng sử dụng khác nhau vừa là nhà ở vừa kết hợp tận dụng làm văn phòng, vì thế kiến trúc sư đã tận dụng được ưu thế vị trí công trình tại ngã ba tạo ra bản thiết kế phân khu chức năng hợp lý cho từng tầng, bằng cách thay đổi kết cấu mặt bằng và hình thức mặt tiền, loại bỏ hoàn toàn bố cục nhà hình ống và chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau. Cửa chính hình vòm ở tầng trệt được đặt ở góc bên trái hướng ra 2 mặt đường, thiết kế hình vòm vừa chịu lực tốt vừa mở rộng không gian tầng trệt một cách hiệu quả. Diện tích tầng trệt có thể sử dụng đặt bàn tiếp tân, cửa hàng - gian trưng bày, phong khách, nhà bếp; văn phòng được bố trí tại các lầu 1, 2,3… Lầu 4 và tầng áp mái dùng làm nhà ở biệt lập với phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung,…

Kiến trúc tân cổ điển giữa lòng thành phố | ảnh 2

Tường bên ngoài tầng trệt mở rộng hình vòm, lặp lại một cách thống nhất theo kết cấu chung của tòa nhà, bằng cách xử lý như vậy chiều dài và rộng các lầu được tăng thêm 1,5m, diện tích sử dụng của tòa nhà trở nên rộng hơn. Kiến trúc sư đã có sự cách tân khi sử dụng vật liệu kính tại các mảng khối lớn, nhằm đón sáng và khai tác tối đa tầm nhìn hai mặt tiền của công trình., đặc biệt là lầu 1, 2 và 3 – diện tích được sử dụng cho văn phòng. Nhờ đó, tạo cảm giác không gian rộng rãi và thoáng đãng.

Vì chiều dài mặt tiền trước hẹp, góc giao giữa hai mặt tiền được kiến trúc sư thiết kế vòng cung và thống nhất với kết cấu ấy, cửa chính được thiết kế nằm ở góc chéo với độ rộng tối đa tăng sự thông thoáng mặt tiền. Với kết cấu này, tiết diện chính của ngôi nhà là khoảng giao rộng rãi cả hai mặt tiền. Đây là kiểu nhà bám theo mặt phố tiện lợi cho mục đích sử dụng chính là kinh doanh buôn bán.

Sự khéo léo trong xử lý không gian của kiến trúc sư đã tạo ra một công trình đa chức năng tối ưu, mang vẻ đẹp của kiến trúc tân cổ điển.

(Theo Ngoinhaxanh)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME