Không ít doanh nghiệp đang trục lợi đất "vàng" của Thủ đô
Bất cập hiện nay là không ít cơ sở nhà đất, doanh nghiệp đang cho tổ chức cá nhân thuê dài hạn để khai thác kinh doanh, thu lợi.
Tại cuộc họp giám sát quản lý sử dụng đất đai, tài sản công ngày 5/9, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, cơ quan này đã trình UBND thành phố xử lý, thu hồi 61 cơ sở nhà ở, đất sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích, với tổng diện tích đất, nhà lần lượt là hơn 34.600 m2 và 34.700 m2. Tổng số tiền thu được từ việc sắp xếp, xử lý nhà đất dưới hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trung ương, địa phương là hơn 5.600 tỷ đồng.
Sở Tài chính nhấn mạnh, bất cập hiện nay là không ít cơ sở nhà đất, doanh nghiệp đang cho tổ chức cá nhân thuê dài hạn để khai thác kinh doanh, thu lợi.
Thực tế, nhiều nhà chuyên dùng tại các khu đất "vàng" ở trung tâm của thành phố như phố Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Giấy... thuộc diện sở hữu Nhà nước đã được các tổng công ty thuê giá khoảng 80.000 đồng mỗi m2. Một số doanh nghiệp không sử dụng đất này như mục đích ban đầu, mà cho các đơn vị tư nhân thuê lại với giá hàng trăm triệu đồng. Mâu thuẫn các bên xảy ra khi các khu bất động sản này thuộc diện thu hồi, giải tỏa.
Điển hình nhất là vừa qua, một doanh nghiệp tư nhân đã đứng lên tố Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội cho thuê rạp Bắc Đô cũ (39 phố Hàng Giấy) với giá hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, trong khi khu đất đang có nguy cơ bị thu hồi.
Ông Nguyễn Xuân Diên, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng mức giá cho thuê 80.000 đồng mỗi m2 một tháng quá thấp so với thị trường. "Sở tài chính có biết việc này không? Vì sao lại có khung giá rẻ như vậy", ông Diên đặt câu hỏi.
Ông Mai Xuân Vinh, Chi cục trưởng Cục Quản lý công sản, Sở Tài chính giải thích mức giá này được ấn định từ 2008 và vào thời điểm đó là phù hợp, đến nay đã lỗi thời. Do đó, Sở Tài chính đã đề nghị nâng mức giá thuê nhà lên 220.000 đồng mỗi m2 một tháng.
"Riêng tại các thành phố lớn như phố Hang Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, mức giá thuê là 500.000 - 550.000 đồng mỗi m2 một tháng, theo đúng giá thị trường", ông Vinh nói. Tuy nhiên, theo ông Vinh, do quy định, hợp đồng có hiệu lực trong vòng 5 năm, nên nếu đề xuất này thông qua, phải đến năm 2013, mức giá này mới có thể áp dụng.
Vị Cục trưởng Cục quản lý công sản nhấn mạnh, khi đề xuất này được đưa ra, nhiều Tổng công ty Nhà nước đã lên tiếng phản đối, trong đó, Tổng công ty Thương mại Hà Nội "kêu nhiều nhất". Doanh nghiệp này cho rằng, 80.000 đồng mỗi m2 nhà thuê lại từ Nhà nước không có lãi, vì "địa điểm chủ yếu phục vụ công tác bình ổn giá" cho thành phố.
Số đông các đại biểu tại cuộc họp cho rằng, hiện nay cơ chế về giá nhà cho thuê còn nhiều bất hợp lý. Ngoài bất cập về việc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, các đại biểu còn bức xúc về việc nhiều ông lớn được giao đất nhưng không sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố nhấn mạnh, đối với những trường hợp xin đất nhưng không triển khai dự án, chậm nộp nghĩa vụ tài chính cần phải mạnh tay thu hồi.
Ông Nam đánh giá, từ năm 2007-2009, việc thực hiện công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước được nhiều sở ban ngành thực hiện khắt khe. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, nhiều nơi "oải và trùng khi thấy vướng mắc". "Việc cần làm ngay là phải thúc lại, bởi hiện mới chỉ có 12 trên tổng số 21 tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước với 1.100 trên 2360 cơ sở kê khai là thấp", ông Nam nói.
Sở Tài chính nhấn mạnh, bất cập hiện nay là không ít cơ sở nhà đất, doanh nghiệp đang cho tổ chức cá nhân thuê dài hạn để khai thác kinh doanh, thu lợi.
Rạp Bắc Đô tọa lạc tại khu đất vàng thuộc diện rà soát, sắp xếp lại. Ảnh: Hoàng Lan |
Thực tế, nhiều nhà chuyên dùng tại các khu đất "vàng" ở trung tâm của thành phố như phố Hàng Trống, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Giấy... thuộc diện sở hữu Nhà nước đã được các tổng công ty thuê giá khoảng 80.000 đồng mỗi m2. Một số doanh nghiệp không sử dụng đất này như mục đích ban đầu, mà cho các đơn vị tư nhân thuê lại với giá hàng trăm triệu đồng. Mâu thuẫn các bên xảy ra khi các khu bất động sản này thuộc diện thu hồi, giải tỏa.
Điển hình nhất là vừa qua, một doanh nghiệp tư nhân đã đứng lên tố Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội cho thuê rạp Bắc Đô cũ (39 phố Hàng Giấy) với giá hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, trong khi khu đất đang có nguy cơ bị thu hồi.
Ông Nguyễn Xuân Diên, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng mức giá cho thuê 80.000 đồng mỗi m2 một tháng quá thấp so với thị trường. "Sở tài chính có biết việc này không? Vì sao lại có khung giá rẻ như vậy", ông Diên đặt câu hỏi.
Ông Mai Xuân Vinh, Chi cục trưởng Cục Quản lý công sản, Sở Tài chính giải thích mức giá này được ấn định từ 2008 và vào thời điểm đó là phù hợp, đến nay đã lỗi thời. Do đó, Sở Tài chính đã đề nghị nâng mức giá thuê nhà lên 220.000 đồng mỗi m2 một tháng.
"Riêng tại các thành phố lớn như phố Hang Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, mức giá thuê là 500.000 - 550.000 đồng mỗi m2 một tháng, theo đúng giá thị trường", ông Vinh nói. Tuy nhiên, theo ông Vinh, do quy định, hợp đồng có hiệu lực trong vòng 5 năm, nên nếu đề xuất này thông qua, phải đến năm 2013, mức giá này mới có thể áp dụng.
Vị Cục trưởng Cục quản lý công sản nhấn mạnh, khi đề xuất này được đưa ra, nhiều Tổng công ty Nhà nước đã lên tiếng phản đối, trong đó, Tổng công ty Thương mại Hà Nội "kêu nhiều nhất". Doanh nghiệp này cho rằng, 80.000 đồng mỗi m2 nhà thuê lại từ Nhà nước không có lãi, vì "địa điểm chủ yếu phục vụ công tác bình ổn giá" cho thành phố.
Số đông các đại biểu tại cuộc họp cho rằng, hiện nay cơ chế về giá nhà cho thuê còn nhiều bất hợp lý. Ngoài bất cập về việc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, các đại biểu còn bức xúc về việc nhiều ông lớn được giao đất nhưng không sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố nhấn mạnh, đối với những trường hợp xin đất nhưng không triển khai dự án, chậm nộp nghĩa vụ tài chính cần phải mạnh tay thu hồi.
Ông Nam đánh giá, từ năm 2007-2009, việc thực hiện công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước được nhiều sở ban ngành thực hiện khắt khe. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, nhiều nơi "oải và trùng khi thấy vướng mắc". "Việc cần làm ngay là phải thúc lại, bởi hiện mới chỉ có 12 trên tổng số 21 tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước với 1.100 trên 2360 cơ sở kê khai là thấp", ông Nam nói.
(Theo Vnexpress)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet