Cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài được kỳ vọng trở thành trục chính cho phát triển kinh tế và đô thị hóa, tăng cường kết nối giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông giữa Tp.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh.

Bên cạnh đó, việc hình thành cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài sẽ giảm tải cho tuyến đường bộ Xuyên Á (Quốc lộ 22) - tuyến đường duy nhất nối Tp.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng năng lực vận chuyển hàng hóa, hành khách đến/đi từ Tp.HCM và khu vực lân cận; đồng thời, góp phần hoàn chỉnh mạng đường cao tốc theo quy hoạch.

cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài
Khởi động cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đang được Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ, ngành đề xuất nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), với hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL). Bộ Tài chính cho biết, trong điều kiện ngân sách hiện nay, đầu tư dự án theo BTL là phù hợp với lĩnh vực đầu tư công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Nhưng trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đề xuất dự án) của Công ty Dasan Consultants (Hàn Quốc), dự án sẽ sử dụng một phần vốn ODA Hàn Quốc bên cạnh việc huy động vốn đầu tư theo hình thức BTL. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn lập đề xuất dự án làm rõ sự cần thiết đầu tư, các điều kiện đầu tư, lợi thế của việc thực hiện PPP so với các loại hình đầu tư khác; làm rõ nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên, tiến độ, phương án tổ chức quản lý, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, phương án tài chính, phương án huy động vốn vay và đánh giá sơ bộ rủi ro thực hiện dự án, cơ chế phân chia rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài dự kiến sử dụng khoảng 132ha đất, trong đó đất nông nghiệp 92ha (riêng đất trồng lúa 72ha). Chính vì vậy, việc thực hiện dự án phải thu hồi đất tại Tp.HCM và Tây Ninh phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khung giá bồi thường đất dự án.

Ngoài ra, Bộ Tài chính lưu ý dự án cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài đề xuất lựa chọn mô hình đầu tư kết hợp giữa BTL với vốn vay để giảm rủi ro cho nhà đầu tư tư nhân và phần vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước thấp hơn các phương án khác. Vì phương án này được tư vấn lập đề xuất dự án phân tích trên cơ sở quan điểm lợi ích của nhà đầu tư, phần rủi ro thuộc về Nhà nước trong quá trình vận hành, khai thác và khả năng chi trả khoản thuê dịch vụ cố định dự kiến trong 30 năm.

Đa phần các dự án hạ tầng giao thông theo PPP những năm qua đều thực hiện theo hợp đồng BOT, BT, một số áp dụng hợp đồng BTL đang ở giai đoạn nghiên cứu, đề xuất. Do đó, Bộ GTVT cần thẩm định báo cáo đề xuất dự án của Công ty Dasan Consultants để làm rõ tính khả thi khi đầu tư cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME