Khẩn trương rà soát nhà đất của các bộ ngành, tổng công ty, tập đoàn
Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn 16576/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế về việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Cụ thể, để đẩy nhanh tiến độ xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước và đảm bảo việc thực hiện phương án sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế khẩn trương rà soát toàn bộ các cơ sở nhà, đất của bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn quản lý trên địa bàn Tp.HCM cũng như các địa phương khác (nếu có).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị đang sử dụng nhà, đất được giữ lại tiếp tục sử dụng lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất chưa thực hiện thủ tục này theo quy định của pháp luật.
Bộ tài chính yêu cầu khẩn trương rà soát toàn bộ các cơ sở nhà đất của các bộ ngành, tổng công ty, tập đoàn |
Đồng thời, các bộ, ngành và doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của TP để hoàn tất việc di dời các hộ gia đình ra khỏi khuôn viên trụ sở cơ quan hoặc đơn vị; Nếu bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn có cơ sở nhà, đất bán thì ưu tiên sử dụng số tiền thu được để thực hiện di dời; trên cơ sở đó có văn bản báo cáo Bộ Tài chính xem xét và xử lý theo phương án đã được phê duyệt.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành và doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị chấm dứt ngay việc cho thuê, liên kết, liên doanh không đúng quy định. Song song đó, chỉ đạo các đơn vị rà soát các cơ sở nhà, đất đã được Bộ Tài chính phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa triển khai thực hiện được để xem xét và xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet