Khám phá ngôi nhà bằng nước giảm khí thải carbon
Đây là ngôi nhà đầu tiên trên thế giới được tạo nên bởi những bức tường bằng nước do kiến trúc sư người Hungarry nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm ra kỹ thuật xây nhà mới, anh Matyas Gutai, kiến trúc sư người Hungary đã tạo các bức tường bằng nước không những có thể giúp cân bằng nhiệt cho toàn bộ công trình mà còn làm giảm khí thải carbon.
Gutai đã cùng người bạn thời trung học theo đuổi công trình nghiên cứu "Kỹ thuật xây dựng bằng chất lỏng" rất nhiều năm. Sau đó, mẫu đầu tiên của ngôi nhà bằng nước đã được Gutai xây dựng thành công tại chính quê nhà Kecskemet của anh.
Đây chính là ngôi nhà xây bằng nước mà Gutai đã thiết kế (Ảnh: CNN)
Để có thể cân bằng nhiệt cho cả công trình, vị kiến trúc sư này đã sử dụng kính, các tấm panô và thép để xây dựng ngôi nhà còn nước được bơm vào lớp giữa. Trong khi các tấm panô đảm nhận vai trò làm mát ngôi nhà, nước lại hoạt động như một lò sưởi ở bên trong. Khi trời lạnh, lượng nước nóng dự trữ sẵn trong các bể chứa ở bên ngoài sẽ được bơm vào giữa các tấm panô, việc làm này có tác dụng làm ấm ngôi nhà. Không những vậy, bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển tương tự hệ thống sưởi trung tâm cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng.
So với 1 toà nhà có kích thước tương đương cùng làm bằng kính, phương pháp này giúp tiết kiệm năng lượng hơn rất đáng kể. Không cần phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng, nhờ có hệ thống này ngôi nhà cũng có thể tự biến thành một nhà máy sản xuất năng lương mini để phục vụ cho chính mình.
Bạn cóp thấy lớp '"tường nước" đang di chuyển trong lớp giữa của ngôi nhà. Ảnh: CNN
Điểm đặc biệt hơn ở ngôi nhà này là không cần đến một hệ thống giám sát hay bất kỳ máy tính điện tử nào chúng cũng có thể giữ lại được nước trong những trường hợp hy hữu. Cụ thể, nếu 1 tấm panô bị vỡ, dựa trên nguyên lý thuỷ động lực học, các tấm còn lại có thể giữ nước lại ngay. Ngoài ra, các tấm panô cũng cho dòng chảy chậm đi qua và khóa dòng chảy nhanh nhờ thiết kế đặc biệt.
Ý tưởng về ngôi nhà độc đáo trên ra đời trong một lần đi tắm nước nóng ngoài trời khi Gutai vẫn còn là sinh viên ngành kiến trúc, Đại học Tokyo. Tại thời điểm đó Gutai không hề cảm thấy lạnh cho dù tuyết đang rơi. Từ đây, anh chợt hiểu ra sự quan trọng của nhiệt độ trên bề mặt nước cùng tiềm năng sử dụng của nước trong xây dựng.
Tuy nhiên vẫn có khá nhiều vấn đề khúc mắc được đặt ra trong quá trình xây dựng, ví dụ nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp sẽ dẫn tới nước trong khe tường sẽ bị đóng băng và chuyện gì có thể xảy ra nếu có nhiều hơn một tấm panô bị vỡ. Chính vì thế, Gutai đang làm việc với nhà sản xuất và các trường đại học để đảm bảo tính khả thi trong quá trinhf xây dựng. Hiện ngôi nhà xây mẫu của anh chỉ có diện tích 8m2.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet