Khả năng điều hành không theo kịp tốc độ phát triển đô thị
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng- bà Phan Thị Mỹ Linh nhận xét, tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị trong những năm gần đây đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đến cuối năm 2011, cả nước có 755 đô thị, tăng 126 đô thị so với năm 1999 (629 đô thị). Như vậy, hơn 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam có khoảng 12 đô thị mới hình thành và nhiều đô thị cũ mở rộng quy mô.
Hiện Việt Nam có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V. Theo phân cấp quản lý đô thị thì có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 55 thành phố trực thuộc tỉnh, 40 thị xã thuộc tỉnh, còn lại là các thị trấn.
Đó là chưa kể đến 630 khu đô thị mới (có quy mô từ 20 héc ta trở lên, trong đó có 538 dự án có quy mô nhỏ hơn 200 héc ta, có 80 dự án quy mô từ 0,2 - 1 nghìn héc ta và có 14 dự án có quy mô lớn hơn 1.000 héc ta) với tổng quy mô diện tích trên 100.000 héc ta.
Đô thị phát triển cả về quy mô dân số, diện tích đất đai và đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.
Hơn 10 năm qua, tỷ lệ nhà kiên cố tăng từ 12,8% lên 46,77%; nhà ở đơn sơ giảm từ 22,6% xuống 7,4%; diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 9,7m2 sàn/người lên 18,6m2 sàn/người (khu vực đô thị là 23,1m2, khu vực nông thôn là 16,6m2).
Tuy nhiên, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị chỉ khoảng 13% đất xây dựng đô thị (còn thấp so với yêu cầu từ 20 - 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh (bãi đậu xe) dưới 1% đất xây dựng đô thị (yêu cầu từ 3 - 3,5%).
Bà Phan Thị Mỹ Linh cho rằng tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Biểu hiện là nhiều đô thị, công trình xây dựng thiếu bản sắc; các đô thị đặc thù ven sông, hồ, biển và miền núi chưa thể hiện rõ ý tưởng khai thác không gian; bản sắc văn hoá, đặc trưng của từng vùng, miền, các đặc thù sinh thái nhân văn trong quy hoạch và kiến trúc đô thị không rõ nét.
Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông, ngập nước, ô nhiễm… vẫn là mối lo ngại tại các đô thị.
Để khắc phục được những bất cập trong quá trình phát triển đô thị, theo bà Linh, cần tăng cường thể chế kiểm soát phát triển, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về quy hoạch, kế hoạch, đất đai, tạo điều kiện huy động khai thác nguồn lực cho đầu tư cải tạo, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
Hiện Việt Nam có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V. Theo phân cấp quản lý đô thị thì có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 55 thành phố trực thuộc tỉnh, 40 thị xã thuộc tỉnh, còn lại là các thị trấn.
Ùn tắc giao thông là mối lo ngại tại các đô thị Việt Nam - Ảnh minh họa: TL. |
Đó là chưa kể đến 630 khu đô thị mới (có quy mô từ 20 héc ta trở lên, trong đó có 538 dự án có quy mô nhỏ hơn 200 héc ta, có 80 dự án quy mô từ 0,2 - 1 nghìn héc ta và có 14 dự án có quy mô lớn hơn 1.000 héc ta) với tổng quy mô diện tích trên 100.000 héc ta.
Đô thị phát triển cả về quy mô dân số, diện tích đất đai và đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.
Hơn 10 năm qua, tỷ lệ nhà kiên cố tăng từ 12,8% lên 46,77%; nhà ở đơn sơ giảm từ 22,6% xuống 7,4%; diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 9,7m2 sàn/người lên 18,6m2 sàn/người (khu vực đô thị là 23,1m2, khu vực nông thôn là 16,6m2).
Tuy nhiên, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị chỉ khoảng 13% đất xây dựng đô thị (còn thấp so với yêu cầu từ 20 - 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh (bãi đậu xe) dưới 1% đất xây dựng đô thị (yêu cầu từ 3 - 3,5%).
Bà Phan Thị Mỹ Linh cho rằng tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Biểu hiện là nhiều đô thị, công trình xây dựng thiếu bản sắc; các đô thị đặc thù ven sông, hồ, biển và miền núi chưa thể hiện rõ ý tưởng khai thác không gian; bản sắc văn hoá, đặc trưng của từng vùng, miền, các đặc thù sinh thái nhân văn trong quy hoạch và kiến trúc đô thị không rõ nét.
Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông, ngập nước, ô nhiễm… vẫn là mối lo ngại tại các đô thị.
Để khắc phục được những bất cập trong quá trình phát triển đô thị, theo bà Linh, cần tăng cường thể chế kiểm soát phát triển, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về quy hoạch, kế hoạch, đất đai, tạo điều kiện huy động khai thác nguồn lực cho đầu tư cải tạo, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
(Theo TBKTSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet