Kết luận của Bộ Xây dựng về tranh chấp Dự án Xuân Phương
Về việc giải quyết đơn tố cáo của 8 hộ dân là khách hàng của Tổng công ty Viglacera trong việc mua bán nhà tại Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng đã đưa ra ý kiến.
Ngày 6/8/2012, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổ chức họp để giải quyết đơn tố cáo của 8 hộ dân là khách hàng của Tổng công ty (TCT) Viglacera trong việc mua bán nhà tại Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội với sự tham dự của các bên. Chánh thanh tra Phạm Gia Yên đã kết luận 3 điểm liên quan đến vụ việc.
Thứ nhất, việc huy động vốn của TCT Viglacera thông qua Công văn 125/TCT-TCKT ngày 8/2/2007 là chưa phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006. Nhưng việc huy động vốn và đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội của TCT là cần thiết, việc Dự án chậm tiến độ hơn 52 tháng là hoàn toàn do yếu tố khách quan. Việc chuyển giao nhiệm vụ thực hiện dự án từ TCT cho Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera là việc nội bộ của Viglacera, nhưng TCT vẫn hoàn toàn có trách nhiệm với việc mua bán của các hộ dân. Như vậy, việc mua bán nhà giữa TCT với các hộ dân là minh bạch, không có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, việc tố cáo của các hộ dân đối với TCT là không có cơ sở pháp luật vì đây là giao dịch dân sự, nếu hai bên không có sự thỏa thuận thì chuyển qua Tòa án để xem xét xử lý theo thẩm quyền. Nếu các hộ dân và luật sư cố tình tố cáo sai sự thật, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Bộ trưởng để chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ.
Thứ ba, yêu cầu TCT gặp từng hộ dân trong 8 hộ dân đang khiếu kiện để có sự thỏa thuận hỗ trợ cần thiết tùy thuộc vào hoàn cảnh khó khăn của từng hộ. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì chuyển qua Tòa án để xử lý theo thẩm quyền.
Sau cuộc họp trên, 7/8 hộ dân đã có đơn đề nghị với TCT Viglacera khẳng định không còn bất kỳ khúc mắc, tố cáo hay khiếu kiện gì đối với TCT nữa, đồng thời chấm dứt mọi yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích trước TCT với Công ty Luật Hòa Lợi. Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị N., bà rút đơn khiếu kiện để tránh những phức tạp như khách hàng có thể không được quyền mua nhà, hoặc không được quyền giữ ô số. Bà N. cũng phản ánh, những khách hàng này vẫn phải mua nhà với giá thị trường là 34 triệu đồng/m2, tiến độ đóng tiền đúng theo thỏa thuận trước đây.
Khách hàng Nguyễn Trường Linh lại cho biết, sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi quyền lợi cho mình, cụ thể là chủ đầu tư phải thỏa thuận lại mức giá bán nhà hợp lý. Trong trường hợp khách hàng rút vốn, chủ đầu tư phải trả mức lãi suất hợp lý, thay vì lãi suất chỉ 0,8% theo tinh thần của Công văn 125.
Tranh chấp giữa khách hàng với Viglacera bắt nguồn từ việc các hộ dân cho rằng TCT này bội tín khi đưa ra giá bán đất liền kề tại Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương tăng lên gấp 4 - 5 lần so với thỏa thuận góp vốn đã ký trước đó. Cụ thể, thay vì bán nhà với giá 8 triệu đồng/m2, chủ đầu tư đã điều chỉnh lên mức giá từ 34 - 40 triệu đồng/m2. Đơn giá xây dựng cũng được thay đổi từ 3,5 triệu đồng/m2 lên 9,3 - 10,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Viglacera cho rằng, họ có đủ các cơ sở để thực hiện điều này vì tiền sử dụng đất Nhà nước thu của dự án đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm huy động vốn của các hộ dân, đồng thời trong thỏa thuận góp vốn không quy định Viglacera buộc phải bảo lưu giá dự kiến ban đầu.
Được biết, đến thời điểm này, Dự án đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng. Các lô nhà mặt đường Xuân Phương đã hoàn thiện xây thô và đang bàn giao cho khách hàng. Dự kiến đến cuối năm nay, Viglacera sẽ hoàn thiện toàn bộ nhà xây thô trong Dự án để bàn giao hết cho khách hàng.
Thứ nhất, việc huy động vốn của TCT Viglacera thông qua Công văn 125/TCT-TCKT ngày 8/2/2007 là chưa phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006. Nhưng việc huy động vốn và đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội của TCT là cần thiết, việc Dự án chậm tiến độ hơn 52 tháng là hoàn toàn do yếu tố khách quan. Việc chuyển giao nhiệm vụ thực hiện dự án từ TCT cho Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera là việc nội bộ của Viglacera, nhưng TCT vẫn hoàn toàn có trách nhiệm với việc mua bán của các hộ dân. Như vậy, việc mua bán nhà giữa TCT với các hộ dân là minh bạch, không có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, việc tố cáo của các hộ dân đối với TCT là không có cơ sở pháp luật vì đây là giao dịch dân sự, nếu hai bên không có sự thỏa thuận thì chuyển qua Tòa án để xem xét xử lý theo thẩm quyền. Nếu các hộ dân và luật sư cố tình tố cáo sai sự thật, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Bộ trưởng để chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ.
Thứ ba, yêu cầu TCT gặp từng hộ dân trong 8 hộ dân đang khiếu kiện để có sự thỏa thuận hỗ trợ cần thiết tùy thuộc vào hoàn cảnh khó khăn của từng hộ. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì chuyển qua Tòa án để xử lý theo thẩm quyền.
Các lô nhà mặt đường Xuân Phương đã hoàn thiện xây thô và đang bàn giao cho khách hàng. |
Sau cuộc họp trên, 7/8 hộ dân đã có đơn đề nghị với TCT Viglacera khẳng định không còn bất kỳ khúc mắc, tố cáo hay khiếu kiện gì đối với TCT nữa, đồng thời chấm dứt mọi yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích trước TCT với Công ty Luật Hòa Lợi. Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị N., bà rút đơn khiếu kiện để tránh những phức tạp như khách hàng có thể không được quyền mua nhà, hoặc không được quyền giữ ô số. Bà N. cũng phản ánh, những khách hàng này vẫn phải mua nhà với giá thị trường là 34 triệu đồng/m2, tiến độ đóng tiền đúng theo thỏa thuận trước đây.
Khách hàng Nguyễn Trường Linh lại cho biết, sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi quyền lợi cho mình, cụ thể là chủ đầu tư phải thỏa thuận lại mức giá bán nhà hợp lý. Trong trường hợp khách hàng rút vốn, chủ đầu tư phải trả mức lãi suất hợp lý, thay vì lãi suất chỉ 0,8% theo tinh thần của Công văn 125.
Tranh chấp giữa khách hàng với Viglacera bắt nguồn từ việc các hộ dân cho rằng TCT này bội tín khi đưa ra giá bán đất liền kề tại Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương tăng lên gấp 4 - 5 lần so với thỏa thuận góp vốn đã ký trước đó. Cụ thể, thay vì bán nhà với giá 8 triệu đồng/m2, chủ đầu tư đã điều chỉnh lên mức giá từ 34 - 40 triệu đồng/m2. Đơn giá xây dựng cũng được thay đổi từ 3,5 triệu đồng/m2 lên 9,3 - 10,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Viglacera cho rằng, họ có đủ các cơ sở để thực hiện điều này vì tiền sử dụng đất Nhà nước thu của dự án đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm huy động vốn của các hộ dân, đồng thời trong thỏa thuận góp vốn không quy định Viglacera buộc phải bảo lưu giá dự kiến ban đầu.
Được biết, đến thời điểm này, Dự án đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng. Các lô nhà mặt đường Xuân Phương đã hoàn thiện xây thô và đang bàn giao cho khách hàng. Dự kiến đến cuối năm nay, Viglacera sẽ hoàn thiện toàn bộ nhà xây thô trong Dự án để bàn giao hết cho khách hàng.
(Theo ĐTCK)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet